XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT: NUÔI YẾN TRÊN ĐẤT HỘI AN: LỢI ÍCH THẤY RÕ NHƯ THẾ NÀO? NUÔI YẾN TRÊN ĐẤT HỘI AN: LỢI ÍCH THẤY RÕ NHƯ THẾ NÀO? – XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT - KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIỆT

Ad (728x90)

Filled Under:

NUÔI YẾN TRÊN ĐẤT HỘI AN: LỢI ÍCH THẤY RÕ NHƯ THẾ NÀO?

Tác giải: Bác Tư Chung
Nguồn từ: www.toyenvietnam.vn
Tầm Cao Việt chia sẽ bài viết của Bác Tư để nhiều đọc giả tham khảo. 
Rất cám ơn Bác Tư về bài viết nhiều!
Bài viết, được viết từ lâu với mong muốn đề đạt lên Chính quyền và các cơ quan quản lý TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam… một số hiểu biết của người làm nghề kỹ thuật nuôi yến. Mong muốn được chính quyền TP. Hội An hiểu được tâm tư nguyện vọng là mong nghề yến Cù Lao Chàm vẩn mãi mãi và mãi mãi là tạo ra sản vật tự nhiên quí hiếm vượt trội hơn ở hầu hết các nước Đông Nam Á. 
Nay, nhân ngày giổ tổ Hùng Vương 10/3 ÂL và cũng được xem là ngày giổ tổ của Nghề Yến VN, với lòng kính cẩn hướng đến ngày giổ tổ và giổ nghề, tôi xin được viết vài lời thỉnh nguyện đến vùng đất mà hai bên bờ sông Thu Bồn có những cách đồng lúa mênh mông cùng với dãy Trường Sơn xa xa trùng trùng điệp điệp rừng cây bụi, rừng nguyên sinh, nơi sản sinh sức tải môi trường vô cùng phong phú và dồi dào nguồn mồi ăn cho chim yến, kết tụ thành những tổ yến đẹp, có chất lượng cao, nổi tiếng là sản vật quí hiếm từ ngàn năm trước. Và không phải nói quá là từ dòng chim yến quí (do những biến đổi hoàn cảnh sinh sống tại chổ) cho ra những tổ yến lớn và nặng hơn những tổ yến có ở trên khắp vùng miền đất nước VN và các nước Đông Nam Á.

Chất lượng và sản lượng tổ yến Hội An sẽ tăng theo năm tháng đem lại sự thịnh vượng cho TP. Hội An, một thành phố du lịch sinh thái… , nguồn thu ngân sách từ yến Hội An sẽ lớn giúp TP. Hội An phát triển lớn mạnh và giàu đẹp
Và được biết ngày này, TP. Hội An có tổ chức lể hội, có chương trình giới thiệu yến Hội An sản vật quí báu này đến khách du lịch trong nước và ngoài nước.
Tổ Yến Hội An/ Yến sào Cù Lao Chàm Hội An đã là thương hiệu yến sào nổi tiếng của đất nước Việt Nam và của cả vùng Đông Nam Á, được xưng tụng là King nests. Từ ngàn xưa và đến cận đại, yến sào Hội An đã là sản vật quí hiếm cho giới vua chúa, quí tộc, thượng lưu thưởng thức.
Ngày nay, yến sào Hội An được giới tiêu dùng ở Hong Kong, Ma Cao và Trung Hoa ưu ái săn tìm để thưởng thức trước hai nguồn yến đảo của Việt Nam là Yến sào bán đảo Phương Mai Bình Định và yến sào của các đảo yến Khánh Hòa.

Các nhà Khoa học chưa ai phân định rõ tính nổi trội của yến đảo trung bộ VN so với yến đảo của các nước Đông Nam Á khác. Đặc tính nổi trội của Tổ Yến Hội An được giới quý tộc, thượng lưu và các doanh nhân Hong Kong, Ma Cao đánh giá theo truyền thuyết và khả năng cảm nhận của người thưởng thức. Gía trị của Yến sào Hội An được cảm nhận từ hình dáng đến màu sắc. 
Bên cạnh những tổ yến được gọi là yến Thiên, yến Quang, yến Hồng ở Cù Lao Chàm còn có yến Huyết nổi tiếng trên thế giới với số lượng hiếm hoi vài kg cho hai đợt khai thác mỗi năm.

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn. Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm nằm trên biển Đông, với diện tích 15,49 km2,chiếm 25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn TP. Hội An.
Cù Lao Chàm bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Cù Lao Chàm- Hội An đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26/5/2009).

Cù lao Chàm và vùng Hội An có hai mùa. Mùa khô từ khoảng tháng 2-tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau. Về chế độ nhiệt, mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 24oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 15 – 20oC, đặc biệt và ít khi xuống đến 11oC (xuất hiện vào tháng 12, tháng 1). Mùa hạ - mùa khô, nhiệt độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau từ 28 – 30oC, cao tuyệt đối 39 – 40oC, thấp tuyệt đối 21 – 23oC. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.158 giờ, cao tuyệt đối trong năm là 2.976 giờ và thấp tuyệt đối trong năm là 1.440 giờ. Độ ẩm không khí mùa đông 82 - 84%, mùa hạ giảm còn 75 - 78%. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.069mm, phần lớn tập trung vào mùa đông - mùa mưa, trung bình mỗi năm có 120 - 140 ngày mưa. Lượng mưa cao tuyệt đối là 3.307 mm, thấp tuyệt đối là 1.110mm. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 9,10 trung bình 1.122mm, từ tháng 9 đến tháng 12 tổng lượng mưa chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa khô từ tháng 2 - 8, lượng mưa trung bình dưới 100mm, chỉ có khoảng 8 ngày mưa một tháng. 
Vùng nội địa bên trong đất liền của cù lao Chàm là vùng đồng bằng được hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường Giang.chia cắt tạo ra những bình nguyên cây trồng, ruộng lúa… xa nữa là vùng rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn của khu vực Trung Trường Sơn. Bên kia phía Bắc đèo Hải Văn từ Huế đi ra các tỉnh phía Bắc là vùng rừng cây bụi, rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng… nơi có sức tải môi trường tự nhiên sản sinh nguồn côn trùng môi ăn vô cùng phong phú và dồi dào chủng loại.
. Nguồn thức ăn dồi dào, phong phú chủng loại ; môi trường địa lý thiên nhiên nhiệt độ, ẩm độ thuận lợi nên chim yến quần tụ về Cù lao Chàm sinh sống tạo ra quần thể chim yến Hội An và phát triển đàn nhanh chóng.Chim yến ở đây lớn con hơn trọng lượng 14,5-14,8 gr/con so với chim yến miền Nam từ bán đảo Phương Mai chỉ nặng 13,4-13,8 gr/con. Tổ yến Hội An cũng lại lớn hơn, độ rộng góc tổ 69 mm, độ dài mép tổ 60 và độ dày lồng tô11 mm, trọng lượng 12 gr so với yến sào Khánh Hòa là 65,9/56,2/10,8 mm và 11 gr còn yến bán đảo Phương Mai 64/60,9/10 mm và 10 gr. 
Và từ ngàn xưa, cù lao Chàm mà tập trung là ở các Hòn khô ( hòn mẹ) Hòn Lao, Hòn Tai là nơi chim yến đến tập trung sinh sống, tạo ra quần thể chim yến Cù Lao Chàm/Hội An. Sản lượng ghi nhận vào năm 1996 ( tài liệu Nguyễn Quang Phách 1999) là khoảng 800-900 kg và tăng dần đến năm cao nhất là 2008 là gần đạt 1,2 tấn có giá trị thương phẫm trên 100 tỷ/năm. Tuy nhiên từ sau năm 2011, sản lượng thu hoạch sụt giảm, doanh thu trong vài năm trở lại đây chỉ còn 80 tỷ/năm ( số liệu do tác giả dựa vào thực tế thống kê). Vậy điều gì tác động đến việc sụt giảm sản lượng tổ yến cù lao Chàm.

1/- NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG DẨN ĐẾN SỰ SỤT GIẢM TỔ YẾN CỦA CÙ LAO CHÀM.
Các nhà KH-KT trong nghề Điểu học nhận định có 3 nguyên nhân chính là 
(1) Kỹ thuật khai thác không có khả năng giúp chim yến tăng đàn với tỷ số cao được 
(2) Vùng môi trường sản sinh côn trùng mồi ăn của chim yến bị thay đổi, những vùng ven biển trước đây không còn phong phú dồi dào nữa, chim phải bay xa, xa hơn để kiếm mồi ăn. 
(3) Sự hiện diện và mỗi năm mỗi tăng số lượng nhà yến gấp 200-300% ở dọc hai ven bờ các sông Thu Bồn, Tam kỳ và Trường Thanh Quảng Nam và nhất là vùng Đà Nẳng và các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân. 
Nguyên nhân (1) là không thể thay đổi cách khai thác mỗi năm 2 lần mà 2 nguyên nhân còn lại (2) và (3) tác động rất lớn đến quần thể chim yến Hội An số lượng giãm sút dẩn đến doanh thu giảm. Và 2 nguyên nhân này chỉ có mỗi năm mỗi tăng lên, không có biện pháp nào ngăn chận được dù là biện pháp hành chánh. 
Vì 2 lý do chính, chim yến là loài di thực nơi nào có thức ăn dồi dào phong phú là chúng tìm đến và chim tơ khi đến tuổi trưởng thành lập gia đình không ở lại nơi chim bố mẹ sinh ra chúng. .. và đây cũng là lý do chính những nhà yến ở trong đất liền Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẳng… và các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân , nhà yến mỗi năm tăng lên 300-400% mà chim yến vẩn về ở và nhiều. Chim yến từ các đảo Cù Lao Chàm, bán đảo Phương Mai, đảo yến Quảng Bình, đảo yến Quảng Ngãi và Vịnh Hạ Long , chim tơ trên đường đi săn mồi tìm thức ăn chúng đến và ở lại.
Qua khảo sát và tìm hiểu thì nếu không có nhà mọc lên ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân thì mỗi năm đến hẹn lại lên từ tháng 5 dl chim yến từ Cù Lao Chàm, bán đảo Phương từng đàn ra săn mồi ở phương Bắc và chúng ở lại các hang động ở các núi , các nhà hoang. Và nếu gặp những trận rét đậm, rét hại nặng, không có mồi ăn , chúng chết . Và điều này lập đi lập lại như đúng một lập trình.
Như vậy, có thể nói, lợi từ lộc chim yến Hội An và các đảo biển khác chảy ra các tỉnh phía Bắc và sâu vào nội địa vùng Đà Nẳng, Quãng Nam, Bình Định. Người dân Hội An không nhận hưởng lộc này…. Vì họ được có cách nào, xoay xở cách nào để có 1 nhà yến ở TP. Hội An mà danh chánh ngôn thuận họ được hưởng lộc từ lộc chim yến.
Và một thực tế đáng buồn là vừa rồi tôi đứng dưới chân cầu Cửa Đại nhìn ra Cù lao Chàm, tôi đứng trên bờ sông đất Duy Xuyên vùng đất mà xây nhà yến không khó khăn gì và bên kia cửa sông Cửa Đại Điện Bàn cũng như vậy, không khó như trong TP. Hội An. 

2/- BIỆN PHÁP NÀO NGĂN CẤM.
Quê ngoại tôi ở vùng Điện Bàn và Duy Xuyên hai bờ sông thu bồn. Tôi cũng hay lang thang vài lần ở khu phố cổ Hội An và rất ngạc nhiên trên các đường phố nhỏ này không thấy bóng dáng của tổ yến Hội An để bán cho du khách và cũng rất đổi kinh ngạc khi không tìm thấy dấu vết của những nhà yến được mọc lên trên đất TP.Hội An (thực tế cũng có một, hai nhà nhưng cấu trúc thay đổi và vắng tiếng gọi chim về). Rất khác và hoàn toàn khác với 2 địa điểm nổi tiếng yến đảo là Nha Trang và Qui Nhơn, có vài chục sạp, chổ bán yến và cũng là tại tỉnh Quảng Nam dọc 2 bờ sông Thu Bồn, Tam Kỳ và Trường Thành là có nhiều nhà yến, Đà Nẳng và các tỉnh phía Bắc có nhiều nhà yến và có rất nhiều. 
Hỏi ra thì mới thấm , để bảo vệ nguồn thu từ tổ yến, có quan niệm nên không có nhà yến ở TP.Hội An để giử chim của cù lao Chàm không bị mất ,nhưng yến Hội An lại bị mất , chúng đi về những phương trời xa khác.
Nguồn lực kinh tế quí giá của Cù lao Chàm Hội An không được nhân dân TP. Hội An nhận hưởng mà chuyển đến nhân dân các tỉnh vùng miền lân cận hưởng lộc… chỉ vì lý do là Thành phố sinh thái. Không biết vùng chim yến sống có tác động tốt đến môi trường sinh thái hay gây tác động xấu. Theo tôi thì vùng chim yến sống không gây tác động môi trường sinh thái xấu đi mà còn có nhiều lợi ích tốt về sinh thái.
Điều chắc chắn rằng nhiều nhà yến ở các vùng miền lân cận có tổ yến giống như tổ yến đảo Cù lao Chàm về độ lớn, độ đẹp hình dạng.

3/- LỢI ÍCH KINH TẾ NẾU TP. HỘI AN CHO PHÉP NHÂN DÂN ĐƯỢC XÂY NHÀ YẾN. 
.Gỉa sử một ngày nào đó ở Hội An có nhà yến mọc lên và chim yến Cù Lao Chàm sau khi săn mồi tìm thức ăn ở vùng Quảng Nam, Đà Nẳng … một số những chim tơ sẽ định cư tại một số nhà yến ở Hội An. Và điều sẽ xây ra là thợ xây dựng sẽ có nhiều việc , nhiếu điểm có 5-7 người ngồi tụ lại lấy những sợi lông chim và sấy khô tổ, và sẽ có nhiều cửa hàng bán tổ yến Hội An và quan trọng hơn nữa nhiều du khách đến đây sẽ thưởng thức món chè yến đậm đà hương vị yến Hội An, sóng sánh màu thạch bích và đường phèn Quảng Ngãi. Nghỉ đến này đó tôi vui mừng. 

4/- NÊN CHĂNG NHƯ TP. HỒ CHÍ MINH 
Sau thông tư 35 của Bộ Nông Nghiệp&PTNT, TP. Hồ Chí Minh nghiêm túc thực hiện không cho nuôi chim yến trong thành phố ở các quận nội ô nhưng ở những vùng như huyện Củ Chi, quận 9, Bình Chánh, người dân vẩn có cách xây nhà yến tốt. Trong dự thảo qui hoạch nghề nuôi chim yến của TP. Hồ Chí Minh vẩn dự kiến qui hoạch 3 quận huyện này được nuôi chim yến.
Hội An hiện tại phân chia thành 9 phường: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà và 4 xã: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm). 
Phố cổ Hội An nằm ở phường Minh An , thành phố mới nằm tập trung ở 2 phường Cẩm Phô, Sơn Phong… những phường ven TP. là Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Tân An nếu đã qui hoạch xây dựng những khu du lịch thì 3 xã Cẩm Hà, Cẩm Thanh … vùng đất nông nghiệp và cây hoa màu nên chăng như TP. Hồ Chí Minh để các nhà yến mọc lên.
Và có nhà yến mọc lên thì những lợi ích ăn theo sẽ rất lớn.., trên các dẩy phố cổ sẽ có nhiều cửa hàng bán tổ yến và chè yến Hội An cho khách du lịch trong và ngoài nước. 
Và cũng có một công viên yến như công viên yến Hoàng cung của Thái Lan, nằm khoảng giữa trên đường Bangkok đi Pattya . Ở đây mô tả những hình ảnh khai thác tổ yến của các bậc liệt nghề yến, trưng bày những sản phẩm liên quan đến yến, và có một khu thưởng thức yến dành cho du khách thưởng thức những chén chè đựng trong thố hấp hay trong trái dừa của yến đảo Hội An.
Và rồi đây cũng sẽ có một thương hiệu mới là hủ yến chưng đường phèn và nước yến của yến Hội An. 

5/- BIỆN PHÁP BỔ SUNG NGUỒN CHIM YẾN NHÂN TẠO VÀ NGUỒN SỐNG CỦA CHIM YẾN 
Khó có thể thay đổi 3 nguyên nhân làm sản lượng tổ yến của cù lao Chàm mỗi năm mỗi sụt giãm. Hiện nay chỉ có biện pháp bổ sung vào các hang yến cù lao Chàm nguồn chim yến tơ ấp nuôi nhân tạo như các đảo yến Khánh Hòa đang làm.
Ở Cù lao Chàm mỗi năm thu 2 lần tổ, buộc phải bỏ nguồn trứng chim yến và chim non. Sao không sử dụng nguồn trứng và chim non khi thu hoạch tổ yến để thực hiện việc bổ sung nguồn yến tơ vào các hang động yến cù lao Chàm… mất đi mỗi năm , ngăn chận đà sụt giảm yến sào Hội An. 

Hôm nay và rồi sẽ đến ngày giổ tổ Hùng Vương và giổ tổ nghề yến, TP. Hội An có tổ chức những lể hội, trong đó chắc sẽ có giới thiệu và tôn vinh yến đảo Cù Lao Chàm.
Do ở xa, không có điều kiện, tôi xin được thắp nén hương trầm của núi rừng linh thiếng đất Quảng nhớ đến ngày giổ tổ Hùng Vương và giổ tổ nghề yến, nhớ về những bậc tiên liệt đã khai sinh yến Hội An với biết bao gian truân, nhọc nhằn của nghề yến thiên nhiên.
Xin kính cẩn.

Bài viết liên quan:

1 nhận xét:

maylanh24h nói...

Cảm ơn bạn đã chia sẻ, bài viết hay, đọc xong tui có thể trở thành thợ sữa keke
máy lạnh Panasonic inverter

 

Những dịch vụ tại Tầm Cao Việt:

  • thiet-ke-xay-dung-nha-yen
  • sua-chua-bao-tri-nha-nuoi-yen
  • cung-cap-thiet-bi-nha-nuoi-yen
  • Cung-cap-to-yen-sao-chat-luong-cao
  • dich-vu-bat-dong-san-nha-yen
  • cung-cap-go-chuyen-dung-cho-nha-yen
  • CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT - GPKD số 0311781324 do SKH-ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 11/05/2012

    Trụ sở chính: 38 đường số 1, P. Bình Khánh, Tp Long Xuyên, An Giang (Khu đô thị Sao Mai)

    Chịu trách nhiệm nội dung: Giám đốc Nguyễn Kiên Cường

    Chứng nhận đã Đăng ký Bộ Công Thương

    Copyright © 2018 XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT ™ || CTY TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT