Home » xay-dung-nha-yen » xay-dung-nha-yen-thanh-cong » Kỹ thuật cơ bản xây dựng phần thô nhà nuôi yến
Filled Under:
xay-dung-nha-yen
,
xay-dung-nha-yen-thanh-cong
Kỹ thuật cơ bản xây dựng phần thô nhà nuôi yến
Để có một nhà nuôi yến thành công cần kết hợp của rất nhiều yếu tố như vùng nuôi yến, kỹ thuật xây dựng phần thô nhà yến, kỹ thuật công nghệ dẫn dụ chim yến, kỹ thuật chăm sóc nhà yến,... Trong đó, kỹ thuật thiết kế xây dựng phần thô nhà nuôi yến bắt buộc phải đạt 3 yếu tố quan trong là : Nắng không nóng, mưa không ồn, đối lưu thông thoáng. Ngoài ra, còn những yếu tố như độ sáng, chiều cao, chống thấm cũng rất quan trọng. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ một số kỹ thuật cơ bản trong xây dựng phần thô một căn nhà nuôi yến.
Diện tích: Diện tích một nhà nuôi yến phụ thuộc vào diện tích đất cũng như quy mô đầu tư của chủ nhà. Nhưng diện tích tối thiểu để nuôi yến là 80m2. Một số kích thước của nhà yến thông thường là 5x16, 5x20 m, 8x16 m, 6x20 m và 8x20 m.
Một nhà yến 6x20m 1 trệt 2 lầu
Xây tường nhà yến nên xây tường 2 lớp (tường 20), chính giữa để trống hoặc chèn một lớp xốp chính giữa bảo đảm cách âm và cách nhiệt. Khi xây tường cần chừa khoảng trống để làm lỗ thông gió, lấy đối lưu không khí trong nhà yến.
Kỹ thuật xây tường nhà nuôi yến
Sàn nhà: Sàn nhà nên đổ bêtông (khuyên dùng) hoặc sử dụng tấm bạc nylon để chống thấm nước xuống các tầng bên dưới sẽ ảnh hưởng đến thanh gỗ ở tầng dưới. Mặt sàn có thể làm nghiêng, (hoặc ở giữa cao hơn) để nước tồn đọng có thể chảy về một hướng tránh để nước tồn đọng trên sàn.
Giám sát đổ sàn bêtông nhà yến
Phòng nuôi yến và cách ngăn phòng, ngăn vách:Chiều cao của từng tầng nên từ 3m - 3,5m để chim có không gian bay.
Ngăn phòng, ngăn vách : Với kỹ thuật mới, nhà yến cần được ngăn phòng, ngăn vách có cửa dẫn để chim yến nhanh tăng bầy đàn và không xảy ra việc tranh giành lãnh thổ. Diện tích phòng nuôi yến tối ưu 4mx4m hoặc 4mx5m, cửa dẫn vào phòng nuôi yến tối ưu 0.8mx2m hoặc 1mx2m (rộng x cao). ngoài ra còn tùy vào diện tích xây dựng, quy mô đầu tư của các chủ nhà yến mà có những phương án tối ưu trong việc chia phòng sao cho hợp lý.
Nhà yến cần ngăn phòng, ngăn vách để nhanh tăng bầy, tăng đàn
Phòng lượn thông suốt, diện tích tối ưu 16m2 - 20m2 để chim yến có thể bay lượn thỏa mái. Phòng lượn cũng nên bố trí thông gió, cách nhiệt.
Chuồng cu và lỗ miệng hang: độ cao tối thiểu của chuồng cu là 2m tính từ mái sân thượng. Cửa miệng hang (cửa ra vào nhà của chim yến) cần được tính toán kỹ trước khi chọn hướng đặt cửa, cửa hang là hình chữ nhật diện tích 40cm x 80cm. tốt nhất vị trí nên cách 40cm từ trên xuống .
Mái nhà có thể làm bằng tôn, ngói hay đổ bê tông mái bằng. Mái bằng tôn friprocement hay tôn tráng kẽm thích hợp cho nhà yến ở vùng khí hậu mát. Đối với những nhà yến ở vùng khí hậu nóng phần lớn là làm mái bằng bê tông và lợp tôn bên trên.
Với bài viết này, Công ty Nhà Yến Tầm Cao Việt chia sẻ một số kỹ thuật cơ bản về xây dựng phần thô cho nhà nuôi yến để mọi người tham khảo trong quá trình xây dựng phần thô nhà nuôi yến. Ngoài ra, tùy thuộc vào kỹ thuật của từng công ty, có thể có những thay đổi nhất định. (Tham Khảo: một số mẫu thiết kế nhà yến mới nhất 2018-2019)
Nếu quý khách có thắc mắc hay cần tư vấn về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật nhà nuôi yến, thiết bị trong nhà yến vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Công ty TNHH Tầm Cao Việt
ĐT: 028.6252.4947- HOTLINE: 1900 96 96 23
Website: https://www.tamcaoviet.vn
Xem ngay:
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét