Đầu tháng 11 năm 2016, Tầm Cao Việt đã thực hiện hành trình khảo sát chim yến tại Lào (lần 1) trong 3 ngày với hơn 10 điểm khảo sát. Kết quả đã cho thấy Lào là một nơi lý tưởng phát triển nghề yến trong tương lai không xa. Kết thúc chuyến đi là kết quả hứa hẹn tiềm năng phát triển vượt bậc tại nơi đây. Chính vì vậy, quay trở lại Lào sau gần 1 năm, Tầm Cao Việt tiếp tục mang theo tinh thần và sự quyết tâm chinh phục mảnh đất tiềm năng về nghề yến này. Đất nước Lào với khoáng sản dưới lòng đất rất phong phú, tiêu biểu là mỏ vàng lớn nhất nước Lào ở Laksao tỉnh Bolykhamsay. Còn về "mỏ vàng lộ thiên" - nuôi yến khai thác vàng trắng (tổ yến) không phải ai cũng có thể nghĩ đến ở một đất nước không có 1 km bờ biển nào.
|
Hành trình khảo sát trên đất bạn Lào với nhiều hi vọng và quyết tâm |
Chuyến đi lần này dự kiến đi thẳng thủ đô Vientiane (Viêng Chăn) rồi ngược lại các tỉnh. Lần này đoàn khảo sát gồm 02 người: Anh Nguyễn Kiên Cường, Giám Đốc Công ty TNHH Tầm Cao Việt và anh Vũ Mạnh Tùng, một chuyên gia nuôi yến lâu năm trong nghề. Đoàn xuất phát từ bến xe Miền Đông, TP. Hồ Chí Minh lúc 4h sáng ngày 19/10/2017 theo giờ Việt Nam.
Do xe bị sự cố về thắng (phanh) phải khắc phục cả tiếng đồng hồ nên đến 11 giờ trưa cùng ngày, đoàn khảo sát Tầm Cao Việt mới đến cửa khẩu Hoa Lư để qua đất Campuchia.
THAM KHẢO THÊM: Khảo sát yến ở Campuchia
|
Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư để qua đất Cambodia |
Sáng ngày 20/10/2017, đoàn chúng tôi đến bến xe Viêng Chăn an toàn lúc 8 giờ 30 phút, ngay lập tức bật loa thử yến khảo sát, kết quả khảo sát chim yến về được vài con. Đến 11h cùng ngày, đoàn tiến hành khảo sát yến tại các trục đường chính của thủ đô Viêng Chăn, quanh khu vực này kết quả thu được có 2 điểm yến ở trong các nhà bỏ hoang rất nhiều.
XEM CLIP : Khảo sát yến ở siêu thị bỏ hoang tại Thủ đô Vientiane
|
Khảo sát nuôi yến trên mảnh đất 3000m2 cách siêu thị yến ở hoang khoảng 4km |
|
Khảo sát chim yến trên một mảnh đất khác với diện tích 7000m2 tại thủ đô Viêng Chăn, Lào |
|
Khảo sát địa điểm nuôi yến tại nhà khách hàng gần đường Rue Thadeua, thủ đô Vientiane, Lào |
|
Khảo sát nuôi yến tại một nhà xưởng ở đại lộ Kaysone Phomvihane |
|
Khảo sát nuôi yến tại địa điểm kho sắt thép cách thủ đô Viêng Chăn 20km |
Tới 3 giờ chiều, đoàn khảo sát thử tại khu vực cầu Thái Lan (nhìn bên kia sông Mê Kông là thành phố của Thái Lan) thấy có nhiều yến bay về. Theo đánh giá ban đầu, có thể chim yến tại khu vực này và tại 2 điểm yến ở nhà hoang là yến từ Thái Lan qua.
Kết thúc ngày đầu tiên của hành trình khảo sát chim yến tại Lào cho thấy lượng yến ở Viêng Chăn khá nhiều lên đến vài ngàn con, đây là nơi tiềm năng phát triển nghề yến lâu dài. Chính kết quả này càng củng cố vững chắc thêm nền móng phát triển nghề nuôi chim yến của Tầm Cao Việt tại Lào bằng một trung tâm tư vấn- thiết kế- thi công xây dựng nhà nuôi yến và cung cấp thiết bị nuôi yến tại Lào trong năm 2017.
Nghề yến ở Lào trong tương lai sẽ phát triển không thua kém gì tốc độ phát triển ở các quốc gia khác nếu được đầu tư đúng đắn và có các chính sách hỗ trợ phù hợp. Nơi đây không chỉ có thiên thời mà còn được địa lợi và có cả nhân hòa. Lâu nay người ta vẫn nhắc đến Lào với một cái tên rất ưu ái: xứ sở Triệu Voi với nhịp sống chậm, nhẹ nhàng và yên bình.
Là quốc gia nội lục duy nhất của khu vực, lãnh thổ Lào có nhiều rừng rậm, các dãy núi gồ ghề, các đồng bằng và cao nguyên. Một phần làm nên thiên nhiên sinh thái phong phú của Lào đó là con sông Mê Kông mênh mông và dãy Trường Sơn hùng vĩ tại biên giới phía Đông với Việt Nam. Khí hậu ở Lào là khí hậu nhiệt đới khá giống với khí hậu ở Việt Nam.
|
Sông Me Kong nhìn từ biên giới Lào và Thái Lan. |
Người dân Lào được cho là rất mến khách, giản dị, gần gũi. Mặc dù Lào chưa thực sự phát triển như ở nhiều quốc gia khác nhưng người ta tuyệt nhiên không thấy những trường hợp người đi bộ tìm cách băng qua đường khi xe cộ đang lưu thông, lại càng không thấy cảnh buôn bán lộn xộn trên vỉa hè,...v.v, đây chính là minh chứng cho một nếp sống hết sức văn minh của quốc gia này.
Ngày 21/10/2017, ngày thứ hai trong
hành trình khảo sát nuôi chim yến tại Lào, đoàn tiếp tục khảo sát tại vài điểm ở phía Nam Lào thấy yến về khá nhiều.
Xem >>> CLIP
Chiều cùng ngày, đoàn chúng tôi về Borikhamxay (hay Bolikhamxay, tiếng Lào: ບໍລິຄໍາໄຊ) lúc 10 giờ khuya, cách Viêng Chăn 380km, đây là tỉnh thuộc trung bộ của đất nước Lào.
Ngày 22/10/2017, đoàn khảo sát tiếp tục hành trình khảo sát nuôi chim yến tại Lào, thử chim yến cả ngày tại các địa điểm khác nhau trong tỉnh Borikhamxay từ sáng đến chiều nhưng hầu như không thấy chim. Buổi sáng thử được 3 con nhưng không ở lại lâu. Theo đánh giá của chúng tôi, có thể do địa hình khu vực này khá nhiều đồi núi cao và lòng chảo, lại đang mùa gió mùa Đông Bắc nên không có yến về.
Trước đó, có thông tin cho rằng cách đây vài tháng, có một đàn yến vài trăm con ở khu vực này, tuy nhiên khi đoàn chúng tôi đến đây khảo sát nguyên 1 ngày không hề thấy bóng dáng một chim yến nào. Sau khi khảo sát quanh khu vực, đoàn phát hiện ra bẫy chim bằng lưới của người dân địa phương và một bao lông chim rất lớn còn xót lại. Những hình ảnh này khiến chúng tôi liên tưởng đến tình trạng
Giăng lưới bẫy yến bằng loa gọi diễn ra tại một số tỉnh ở miền Trung Việt Nam cách đây không lâu. Mặc dù chưa chắc chắn được đó là lông chim gì nhưng nhìn cảnh tượng đó vẫn thật xót xa!
Ngày 23/10/2017, buổi sáng đoàn chúng tôi làm việc với khách hàng, một phụ nữ 40 tuổi rất thành đạt tại Lào đang muốn đầu tư vào nghề nuôi chim yến ở xứ sở Triệu Voi này.
Đến 12 giờ trưa cùng ngày, đoàn chúng tôi xuất phát về Viêng Chăn bằng con đường khác, xa hơn khoảng 60km, đi ngang đập thủy điện để khảo sát chim yến ở đây. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ lái xe, cả đoàn đến ven đập thủy điện, sau đó phải mất gần một tiếng đồng hồ đi bộ mới tiếp cận được đập thủy điện nhưng khi mở máy thử thì không thấy xuất hiện chim yến về. Cả đoàn tiếp tục di chuyển thêm 20km, đến khoảng 3 giờ chiều mở máy thử thì thấy chim yến về cả ngàn con. Theo quan sát và dự đoán đây có thể là yến hang động.
XEM CLIP (yến tổ đen - Maxima hoặc Maximus)
Kết thúc ngày thứ 3 trong hành trình khảo sát chim yến trên đất bạn Lào, cả đoàn trở về Viêng Chăn lúc 21 giờ với tâm trạng vừa mệt nhưng vừa hào hứng vì càng đi, càng thấy được tiềm năng phát triển nghề yến tại đất nước yên bình này. Dự kiến ngày 24/10/2017, đoàn khảo sát tiến về Đông Bắc Thái Lan để khảo sát chim yến và thăm quan nghề nuôi chim yến nơi đây.
Tuy nhiên, sáng 24/10/2017, chúng tôi thay đổi kế hoạch tiếp tục ở lại Lào cùng khách hàng khảo sát nuôi chim yến thêm một vài địa điểm ở Viêng Chăn. Bắt đầu từ 9h sáng là cuộc thăm quan và khảo sát chim yến ở cổng chào Viêng Chăn.
|
Cổng chào Viêng Chăn , nơi có nhiều chim yến cỏ làm tổ trên vòm và ngoài hiên. |
Đến 15h ngày 24/10/2017, chúng tôi đi ra ngoại ô thủ đô cùng khách hàng để tiếp tục khảo sát các địa điểm ở nơi đây nhằm tìm ra vị trí tiềm năng nhất cho khách. Địa điểm lần này là môt huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất Lào, gần sông Mê Kông.
|
Khu vực khảo sát thiên nhiên còn khá hoang sơ |
Vậy là thêm một ngày nữa ở lại khảo sát chim yến tại Lào.
Đến sáng ngày 25/10/2017, đoàn tiếp tục hành trình đi Nông Khai- Thái Lan. Đây là thành phố chỉ cách Viêng Chăn một con sông. Từ Nông Khai đi Băng Kok mất khoảng 12 tiếng bằng tàu hỏa. Đến 4 giờ sáng ngày 26/10/2017 cả đoàn đến Bangkok.
|
Đoàn đến Bangkok, Thái Lan thăm quan và tìm hiểu nghề yến tại đây. |
|
Từ Bangkok đón xe 16 chỗ đi về Cambodia theo cửa khẩu Krong Poi Pet. |
Sau đó từ Krong Poi Pet đi Phnom Penh bằng xe đò, dự kiến tối 26/10/2017 đến nơi và ngủ lại Phnom Penh. Sáng 27/10/2017 bắt xe về lại Sài Gòn kết thúc chuyến đi.
Sau 09 ngày (từ ngày 19/10 bắt đầu xuất phát từ Việt Nam sang Lào đến ngày 27/10 bắt đầu rời Lào về lại Việt Nam) của
hành trình khảo sát chim yến tại Lào, cả đoàn đã thu được nhiều kết quả khả quan ngoài mong đợi. Chuyến khảo sát không chỉ đơn thuần là hỗ trợ khách hàng mà nó còn giúp
Tầm Cao Việt tiến thêm một bước tới thị trường yến tại đất nước Lào, thị trường được đánh là tiềm năng phát triển nghề yến mạnh trong tương lai.
XEM THÊM: Khảo sát nuôi yến tại SeKong và Champasack, Lào
By Leica
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét