Nuôi chim yến ở Bắc đèo Hải Vân: Nên hay Không?
Khách mời: Mr. Tư Chung
Điện thoại 0983822686
Tác giả 2 tập sách : "Chim yến - Đầu tư kỹ thuật xây dựng nhà khai thác tổ yến",
"Chim yến - Biện pháp kỹ thuật giúp nhà nuôi yến thành công".
NUÔI CHIM YẾN TẠI PHÍA BẮC ĐÈO HẢI VÂN : PHÁT TRIỂN HAY NÊN KHÔNG!!
Ngày 25/01 đầu của năm 2016, tôi nhận được điện thoại của A. Thọ nhà yến ở Thanh Hóa, ngày 26/01 điện thoại của A. Vân Hải Phòng, A Huấn ở Huế và của nhiều chủ nhà yến thân quen báo “ Chim yến xứ Bắc chết hết rồi”. Ngày 28/01 A.Thắng Đà Nẳng cho tôi biết “ Không những chim xứ Bắc chết mà nhiều nhà yến ở Đà Nẳng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yến chim cũng chết, mỗi nhà vài trăm con, vài chục con”. A. Duy Quang Quảng Ngãi , mỗi ngày mỗi đếm xác chim đưa lên DĐTYVN, rồi lại ở Dark Lark, Gia Lai báo tin chim yến chết.
Ngày 7/2, Hải Phòng trời nắng tốt, nhiệt độ 18oC, tôi nhắn tin báo A. Văn biết và nhận câu trả lời “ Vâng anh nhưng không còn con chim nào ở đất Bắc”.
. Cái rét hại, rét đậm đã giết sạch đàn chim đất Bắc, giết một phần chim của các tỉnh Trung và cao nguyên miền Trung. Các chủ nhà yến nhận định là chim không chết vì rét lạnh mà chết vì đói và bị sốc nhiệt. Nhà yến của A. Thọ, A Vân và A. Huấn đều có trang bị hệ thống sưởi, nhiệt độ trong nhà lúc nào cũng trên 20oC, trong bụng chim chết không còn xác côn trùng, trong ruột chỉ còn ít vết phân.
Lần rét hại đầu tiên tôi biết là vào năm 2010, chim yến ở xứ Bắc chết hết nhưng số nhà yến ít khoảng 10 nhà, có nhà yến A. Hoàng Eka và nhà yến Núi Ông Thanh Hóa nên cái buồn chưa thấm.
Đến lần rét hại thứ hai vào năm 2013, tận mắt nhìn cái đau đớn của chim chết trong khi thân bám vào ván. Số nhà yến đã trên 100 nhà, chim mới thu hút gầy dựng sau năm 2010, có một số nhà có chim chết hết , có nhiều nhà có trang bị hệ thống sưởi, ban ngày nhiệt độ ngoài trời trên 14-16oC, chim vẩn bay ra tìm mồi ăn, không bị “sốc nhiệt”, thời gian đợt rét hại chỉ 3-4 ngày … nên thiệt hại không nhiều, mọi sự trở nên bình thường.
Đợt rét hại lần này đầu năm 2016, kéo dài hơn 6 ngày, cái lạnh xuống sâu (A. Bình ở Ninh Bình cho biết 30 năm mới xảy ra ) nhiệt độ ngoài trời ở Thanh Hóa, Vinh, Hải Phòng, Nghệ An cứ dậm ở 4-6oC; ở Đồng Hới, Huế thì 6-8oC còn ở Điện Bàn, Chu Lai, TP. Quảng Ngãi thì 7-11oC,chống chọi cái lạnh chim đã mất hết năng lượng lại đói ăn, đói khát… làm sao với chim yến mảnh khảnh thân gày 10-12 gr không chết được! có nhiều nhà yến 5000-6000 con chết hết, thiệt hại tài sản tính ra cũng vài tỷ .
Nổi đau rồi cũng qua đi, tôi chỉ biết động viên khích lệ, nhưng các chổ thân quen của tôi nói buồn “ Trời đất Bắc vắng bóng chim, còn đâu mà gầy dựng lại”, nghe mà xót.
Chuyện nhà yến ở phía Bắc đèo Hải Vân, ai cũng biết lúc nào cũng ẩn chứa nhiều rủi ro lớn, tôi xin ghi lại và làm rỏ hơn các biện pháp đã được bàn trên DĐTYVN để gởi đến các anh chị chủ nhà yến đất Bắc và những nhà đầu tư mới rỏ. Xin xem như đây là tấm chân tình gởi đến các anh chị.
TẠI SAO KHÔNG NÊN ĐẦU TƯ NUÔI CHIM YẾN Ở ĐẤT BẮC ?
(1) Yếu tố thuận lợi
Mùa hè năm 2015, tôi và anh Vủ Tùng cùng với vài người bạn có việc ở đất Bắc, chúng tôi đến Quảng Ninh rồi qua Đông Hưng (TQ), thói quen nghề nghiệp, A. Tùng đi đến đâu là dùng điện thoại mở âm thanh test chim, tại Đông Hưng chúng tôi nhìn thấy có vài chim yến bay đảo đến cửa sổ nơi phát âm thanh test. Chim yến là loài di thực và loài làm tổ để đẻ trứng lưu nòi giống nên nơi nào có mồi ăn, thời tiết thuận lợi là chúng tìm đến và định cư sống.
Đất Bắc, mỗi năm sang xuân, nắng trời trở lại, côn trùng ngủ đông thức dậy và phát triển tăng bày đàn nhanh nhờ chồi xanh nẩy lộc. Chim từ các nơi đổ về săn mồi và ở lại. Khi chưa có nhà yến thì chúng trú ở những ngôi nhà hoang, lùm cây rậm rạp, chân dạ cầu, khi mùa lạnh đến phần lớn chúng rút đi tìm nơi trú mới… gọi chim yến ở đất Bắc vào ở nhà yến dể ,không khó khăn chặt vật như những nhà yến ở phía Nam
Gía trị của tổ yến cao, được gọi là vàng trắng, đầu tư vào nuôi chim yến không tốn diện tích đất, không tốn công nhân, không tốn công chăm sóc nhiều, không tốn phí và chi phí đầu tư thấp, rủi ro thất bại ít so với nhiều ngành nghề khác. Nhiều chủ nhà yến ở đất Bắc tâm sự nên xây một nhà yến để tuổi lớn có thu nhập ổn định, không nhờ con cháu vẩn sống tốt… và cũng xác quyết rằng có nhiều kinh nghiệm chống rét… nên quyết tâm đầu tư.
(2) Các yếu tố rủi ro cho nhà yến ở đất Bắc.
* Khởi nguồn từ cái rét lạnh
- Các chủ nhà yến ở đây giỏi chống rét cho người không chết, con người còn có cái ăn, cái mặc , cái uống để sống trong cái rét, còn chim yến thì ngoài bộ lông cánh che thân ra,mồi ăn dựa vào thiên nhiên.Con người mặc áo chống lạnh, được sưởi không ăn uống nuốc vẩn còn sống, chim yến mà không ăn thì chết.
- Chim yến, tạo hóa đã an bày không có cơ chế tích giử năng lượng trong cơ thể. Mồi ăn là côn trùng thuần đạm và nhiều Chitin, ít béo, thiếu mồi ăn trong 2,3 ngày là chim chết. Chim luôn thay đổi vùng kiếm ăn theo nơi sản sinh ra côn trùng, chúng kiếm ăn trong bán kính 25 km, nếu thiếu mồi ăn cục bộ chúng có thể bay xa đến 200-300 km tìm mồi.
Ở cái lạnh dưới 25oC đã có nhiều loại côn trùng từ nhộng không thể vủ hóa được, dưới 20oC thì gần như 90% các loại côn trùng không vủ hóa được và dưới 14oC thì hoàn toàn không. Chịu lạnh chống chỏi tiêu hết năng lượng chim sẽ chết khi không có mồi ăn.
- Mồi ăn không có, trong xác côn trùng có trên 90% nước, chim cần mồi ăn để có năng lượng và để giải quyết nhu cầu nước, thiếu nước là chim chết ngay. Mỗi ngày chim bay ra khỏi nhà yến, sáng và chiều thường hay ghé những hồ nước lớn sạch để làm ướt thân mình và hớp nước, ở nơi xa hồ thì chim nhờ vào hơi nước ẩm trong không khí và trong côn trùng. Con người có thể tuyệt thực mà không tuyệt nước được.., mất nước, tuột áp dẩn đến tử vong.
Khi nhiệt độ xuống dưới 20oC , lượng mồi ăn thiên nhiên giảm mạnh, xuống dưới 14oC không còn nửa và chim chết vì khát và đói.
*Thời gian thu hồi vốn của nhà yến đất Bắc kéo dài đầy rủi ro.
Một nhà yến xây đúng kỹ thuật, chăm sóc tốt, ở miền Nam thời gian thu hồi vốn có thể 7-8 năm, ở đất Bắc thì dài hơn, có thể trên 15 năm hay 20 năm .
- Trong những năm không bị rét đậm rét hại thì nhà yến thu hoạch tổ yến thấp. Mùa lạnh đến nhiệt độ 14-20oC lượng côn trùng sản sinh ngoài thiên nhiên sẽ hạn chế, chỉ có thể tạm gíup chim sống nhưng không đủ năng lượng cho chim thay lông và làm tổ, thời gian này kéo dài không ít hơn ba tháng. Chim ở miền Nam mỗi năm cho 3-4 tổ, ở miền Bắc mỗi năm cho 1,5-2 tổ. Nhà yến đất Bắc tiêu tốn nhiều chi phí điện, chất đốt sưởi nhưng hiệu quả kinh tế thấp.
- Chi phí đầu tư chống lạnh cho nhà yến đất Bắc có thể tăng 30-40% so với đầu tư xây dựng nhà yến phía Nam. Để tránh thất thoát nhiệt tiêu tốn chống lạnh, cấu trúc nhà yến phải chỉnh sửa trang bị các tấm giử chống nhiệt thất thoát theo một cấu trúc đặc biệt.
- Gía bán tổ yến các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Nam hiện đang có chênh lệch và khoảng chênh lệch này trong tương lai gần sẽ giảm và càng thu nhỏ lại. Yến miền Nam đưa ra miền Bắc tiêu thụ, yến miền Bắc giá thành cao, khoảng lợi nhuận sẽ giảm đến ngày nào sẽ còn rất ít.
* Thực tế không mong ước
- Trong 5 năm , tôi biết và chứng kiến 3 đợt rét đậm, rét hại, cảm nhận và biết sợ cái “ Nồm” khi sống chung với nó, rủi ro lúc nào cũng sẳn sàng chập đổ lên các nhà yến, giết hại đàn chim đất Bắc.
- Không thể lập luận là sẽ có những đàn chim tự nhiên từ các đảo yến, từ vịnh Hạ Long, từ những nhà yến ở phía Nam đèo Hải Vân di thực theo mùi mồi ăn vào trú ở 300 nhà yến đất Bắc nhiều như trước. Và nếu có thì với tính chia đều bình quân, trong năm 2016, mỗi nhà cũng chỉ được vài chục con. Những nhà yến có kỹ thuật tốt như nhà anh Thư,… cũng khó lòng thu hút được vài trăm con đừng nói đến con số vài ngàn con mà nhà yến A. Thư đã có trong năm 2015. Tôi không tin vào lập luận là sau trận rét đậm này, chim yến xứ Bắc chết hết, bầu trời không còn thấy bóng chim, theo luật bù trừ thiên nhiên sẽ ban tặng chim yến sẽ đổ về nhiều, không có cơ sở KH-KT nào để cho rằng điều này đúng.
Như vậy đầu tư xây nhà nuôi chim yến ở đất Bắc nên có cái nhìn khoa học hơn, tính đến rủi ro và hiệu quả kinh tế mà theo tôi là nên nói không, không nên đầu tư xây nhà yến ở đất Bắc.
Khoa học Kỹ thuật mỗi ngày mỗi tiến bộ, có thể sẽ có những biện pháp tốt để chống lạnh, cung cấp mồi ăn cho chim yến tốt và đầy đủ trong mùa lạnh nhưng kết quả là giá thành của tổ yến sẽ cao. Sự dịch chuyển kinh doanh tổ yến miền Nam ra Bắc sẽ chiếm ưu thế hơn.
BIỆN PHÁP NÀO GIẢM BỚT RỦI RO CHO CÁC NHÀ YẾN ĐÃ CÓ Ở ĐẤT BẮC.
Xin khẳng định không có biện pháp nào giúp cho nuôi chim yến đất Bắc có hiệu quả tốt, mà các chủ nhà yến đất Bắc nên tìm những biện pháp giảm thiểu được chim chết trong mùa lạnh là quá tuyệt vời cho các nhà yến đã có.
Với tôi, điều quan trọng là các chủ nhà yến ở đất Bắc, ngay từ những ngày cuối thu là đã cho thực hiện các biện pháp tích cực phòng chống rét đậm, rét hại và chăm lo gầy mồi ăn cho chim yến, không thể để đến khi rét đệm, rét hại về mà phòng chống thì coi như đã thua rồi không còn kịp
- Chống lạnh cho nhà yến
Rỏ ràng các chủ nhà yến đất Bắc giỏi về lảnh vực này. Trước đây A Văn Hải Phòng dùng máy lạnh LG đảo chiều, sau thay bằng hệ thống sưởi giải nhiệt trong xe hơi chi phí không hơn 50 tr cho 1 nhà yến 1 trệt, 2 lầu rộng 8 x 20 m. Một vài nhà yến khác ở Huế, Quảng Bình dùng lò sưởi tự chế 1500 w giá 1,2-1,5 tr/cái đặt trong nhà yến, bao nhiêu nhiệt nóng tỏa ra là phục vụ sưởi cho nhà yến. Ở Thanh Hóa thì cho đi giàn tỏa nhiệt khắp nhà và dùng hệ thống đun hơi nước đi vào giàn tỏa nhiệt, có vài người kỹ thuật thì dùng máy sưởi gia đình đặt vào trong nhà yến.
Tất cả cách sưởi đều có hiệu quả tốt nâng nhiệt độ trong nhà yến khi rét đậm đổ về lên trên 20oC. Điều muốn nói là làm cách nào giảm bớt sự mất nhiệt , giảm bớt tốn tiền do sự thất thoát nhiệt thoát ra nhà yến qua các bức tường nhà yến, qua các lổ thông gió.
Tôi có đến khu Palem , cách Bangkok 40-50 km có làng chim yến xậy theo một cấu trúc mới là tường nhà yến 2 lớp , mỗi bức tường cách nhau 60-70 cm, tường ngoài xây bằng gạch Block, tường trong xây gạch 4 lổ. Mẫu nhà yến này ở VN cũng có vài chục căn. Đây là nhà yến có cấu trúc chống nóng, chống lạnh có hiệu quả hơn những kiểu nhà yến cấu trúc cũ. Malaysia, Indonesia và Việt Nam nhiều chủ nhà yến đã áp dụng kiểu cấu trúc này. Cấu trúc nhà yến này rất thích hợp cho nhà yến đất Bắc, có đủ không gian rộng để thao tác tăng cường các biện pháp cách nhiệt, chống thất thoát nhiệt. A Huấn Huế than chỉ trong 7 ngày đã tiêu mất gần 5 tr tiền điện chống lạnh khi dùng máy sưởi điện trở để trong nhà yến vì không có cách chống nhiệt thất thoát ra bên ngoài.
Các nhà yến đất Bắc, chưa thấy sử dụng các biện pháp chống thất thoát nhiệt, mất nhiệt là mất tiền.
- Chống khát cho chim yến.
Nhiều chủ nhà yến khẳng định chim đói chết, nhưng thật ra trước khi chết đói chim đã chết khát. Càng lạnh độ ẩm thấp, trong nhà yến không khí khô (những ngày có mưa thì đở) chim mất nước, cho chạy máy phun sương phun nước ở nhiệt độ 30-32oC trong nhà yến vừa góp phần nâng nhiệt lên vừa tạo ẩm, chim sẽ bớt mất nước. .
Ban ngày nên mở đèn để tăng cường nhiệt sưởi giúp cho chim dịch chuyển trong nhà chim có thể uống hơi ẩm nước và ăn côn trùng. Cho đèn sáng trong nhà không ảnh hưởng đến chim yến sống hay làm tăng số chim yến chết.
- Chống đói cho chim yến.
Ở nhiệt độ dưới 20oC côn trùng không vủ hóa được, dưới 14oC không còn côn trùng nào vủ hóa và dưới 10oC chúng ngủ đông.
Không có cách nào tạo ra côn trùng bay cho chim ăn mà nên cho chim ăn bằng các ấu thể của côn trùng.
Nên tính cung cấp các mồi ăn cho chim ăn duy trì sự sống, vượt qua 4-5 ngày khi đợt rét lạnh, rét hại qua đi.
A.Huấn ở Huế cho biết đã nuôi ruồi giấm cho chim ăn nhưng khi lạnh ruồi
không vủ hóa nên đành chịu. Nên quên không bao giờ tính có mồi sống bay cho chim ăn vì tốc độ vủ hóa ở nhiệt độ dưới 25oC rất thấp.
Cho ăn bằng những ấu thể của côn trùng và cho ăn bằng phểu thổi mồi ăn bay lên là cách tốt và có hiệu quả nhất.
Mồi ăn là ấu thể và thành trùng của Ruồi lính đen, của mọt gạo, mọt bắp, mọt khoai mì , của con qui gạo….
Ruồi lính đen rất dể nuôi, sinh khối cao, chịu được lạnh trên 14oC và có thể sử dụng phân chim yến, phế liệu phế phẫm nông nghiệp thực phẫm nuôi, kích thước vừa miệng dưới 1 cm , thành trùng có thể giử ở 1,2 cm cho chim ăn.
Con mọt gạo, mọt khoai, mọt bắp kích thước nhỏ rất thích hợp, chịu lạnh trên 10oC nhưng sinh khối có giới hạn.
Qui trình nuôi rất đơn giản, không phức tạp có thể tìm hiểu qua Google, nếu tự gây nuôi thì giá thành 30.000 đ/kg có từ 5.000-7.000 cá thể/kg, còn mua ở các cơ sở chuyên nuôi bán thì gần 100.000 đ/kg ở Bắc có, Sài Gòn cũng có.
Có thể nuôi trong phòng kỹ thuật 3x5 m , cao trên 2,5 m , nuôi nhiều tầng.
Phểu bay có đường kính miệng 2m, đáy phểu 60 mm làm bằng tô le sắt hay nhôm đều tốt… nối với ống nhựa 27 hay 49 mm đến máy bơm hơi 1 cv giá khoảng 2 tr/cái.
Nên cho ăn trong chuồng cu và nếu nhà yến nhiều chim thì có thể cho ăn trong phòng chim làm tổ, có điều kiện thì kéo dài chuồng cu rộng ra để đặt nhiều phểu cho ăn, tuy nhiên chi phí chống lạnh cho phòng ăn này tốn kém.
- Vận hành nhà yến khi mùa lạnh đến để giảm thiểu thiệt hại chim yến chết do đói
và khát.
Chuẩn bị phòng chống lạnh, chuẩn bị gây nuôi côn trùng hay đặt mua ở các cơ sở sản xuất ngay từ những ngày mới lập đông.
Tập cho chim ăn mồi ấu thể côn trùng trong chuồng cu ngay từ khi nhiệt độ ngoài trời mới xuống dưới 20oC. Không cần mở đèn sáng trong chuồng cu, ngày cho ăn 2 lần, gần trưa và chiều, mỗi lần 30 phút , chim vẩn sinh hoạt bình thường.
Khi nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 14oC (ban ngày), đóng cửa lổ ra-vào bằng các tấm nhựa cứng, không dùng tôle sắt. Bịt các lổ thông thoát khí ngăn sự xâm nhập khí lạnh trực tiếp vào nhà yến. Cho hệ thống sưởi chống lạnh hoạt động nâng nhiệt độ lên trên 20oC. Ban ngày cho sáng đèn trong nhà yến và chuồng cu, tạo ẩm bằng nước ấm 30-32oC. Cho chim ăn bằng mồi ăn ấu thể côn trùng, ngày cho ăn 3 lần và thời gian kéo dài 1,30g, sáng, trưa và chiều.
Tạo luồng không khí nóng 30oC luân chuyển 0,1-0,5 m/s trong nhà yến để cung cấp oxy cho chim.
Khi nhiệt độ ngoài trời lên trên 14oC nên mở lổ ra vào cho chim sinh hoạt bình thường, tiếp tục cho chim ăn bằng phểu ấu thể côn trùng và mở sáng đèn ban ngày.
Ánh sáng đèn mở ban ngày không gây xáo trộn sinh hoạt của chim, không làm chim chết và cũng không ảnh hưởng chim quẹt tổ.
Trong khắc nghiệt của mùa đông đất Bắc rét đậm, rét hại, khó có biện pháp tốt nào cứu đàn chim yến đất Bắc khỏi chết vì đói vì khát, biện pháp nào cũng có những khiếm khuyết không bằng sự vận hành tự nhiên. Mong các chủ nhà yến đất Bắc vận dụng, có thêm sáng tạo để giảm thiểu chim chết.
Không ai có thể chóng đở được cái nghiệt ngã mà thiên nhiên đã áp đặt,vì thế xin khuyên những ai có ý định đầu tư mới nhà yến ở đất Bắc nên nói KHÔNG.
Xin ghi rõ nguồn http://www.toyenvietnam.com khi sử dụng lại thông tin từ website này.
******Một số hình ảnh chim yến chết Tầm Cao Việt được bà con và bạn bè gửi trong đợt rét vừa qua :
Dùng sưởi chim vẫn chết vì đói khát |
Chim chết hầu như hết tại Miền Bắc Việt Nam |