Nuôi chim yến ngày nay được biết đến như một nghề mang lại giá trị kinh tế cực cao và mang nhiều lợi ích xã hội khác. Chính vì thế, mô hình nuôi chim yến ngày càng được nhân rộng. 2/3 số tỉnh thành trên cả nước đều có mô hình nuôi chim yến phát triển hoặc mới nhen nhóm, thế nhưng cụ thể những tỉnh thành nào đủ điều kiện để nuôi chim yến ? Để biết chính xác đâu là nơi thích hợp để phát triển nghề nuôi chim yến thì cần có sự khảo sát thực tế bằng những máy móc, thiết bị dụ yến chuyên dụng. Trước đây địa phận sinh sống chủ yếu của chim yến là các tỉnh miền Trung ven biển- nơi có nhiều vùng vịnh, hồ, sông nước mới là nơi lý tưởng để chim yến phát triển. Chính vì thế khi nhắc đến các tỉnh miền cao nguyên, vùng núi, người ta sẽ dễ dàng cho rằng điều kiện thiên nhiên sỏi đá như vậy lấy đâu ra sông hồ, lấy đâu ra nguồn thức ăn phong phú cho chim yến.
Với diện tích chủ yếu là cao nguyên và đồi núi, Gia Lai cũng được xem như là một trong những vùng đất cằn cỗi được cho là không phù hợp cho việc nuôi chim yến. Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy hay không thì trước tiên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về vị trí địa lý và khí hậu Gia Lai xem đây có thực sự là miền cao nguyên "sỏi đá" hay không?
Vị trị địa lý:
Gia Lai là một tỉnh vùng cao nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển. Phía Đông của tỉnh giáp với các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Ratanakiri thuộc Campuchia, có đường biên giới chạy dài khoảng 90 km, phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk và phía phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Kon Tum.
Điều kiện tự nhiên:
Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày trên 4.000 m, thuộc Địa khối Kon Tum. Địa hình Gia Lai có thể chia thành 3 dạng chính là địa hình đồi núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau khá phức tạp. Trong đó, Cao nguyên là dạng địa hình phổ biến và quan trọng của Gia Lai, với hai cao nguyên là Cao nguyên Kon Hà Nừng và Cao nguyên Pleiku.
Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C. Vùng Đông Trường Sơn có lượng mưa trung bình năm từ 1.200 – 1.750 mm, Tây Trường Sơn từ 2.200 – 2.500 mm. Khí hậu và thổ nhưỡng Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây công nghiệp ngắn và dài ngày, chăn nuôi và kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Gia Lai còn có nhiều thác, đập nước lớn cung cấp nguồn nước dồi dào cho nông nghiệp và phát triển thủy điện mạnh mẽ. Rừng nguyên sinh nơi đây có hệ thống động thực vật phong phú, nhiều ghềnh thác, suối, hồ (VD: Rừng nhiệt đới Kon Ka Kinh, Kon Cha Rang, thác Xung Khoeng (Chư Prong), thác Phú Cường (Chư Sê), suối Đá Trắng, suối Mơ, sông Pa...v.v.
Trái lại với phán đoán của nhiều người, thực tế cho thấy, rất nhiều căn nhà yến đã thành công tại mảnh đất Gia Lai trù phú này. Cụ thể, Công ty Tầm Cao Việt đã thi công rất nhiều công trình đã và đang đi vào hoạt động rất tốt như công trình ở Ayunpa, Chư Sê,...v.v. Những nhà yến này đều có lượng chim về đông, tốc độ tăng đàn khá ổn định.
Mời bạn tham khảo các công trình nhà yến thành công mà Tầm Cao Việt đã xây dựng ở Gia Lai qua những bài viết cụ thể sau:
- Nuôi chim yến ở Ayunpa, Gia Lai
- Nuôi chim yến ở Chư Sê, Gia Lai
By Leica
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét