XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT: NHÂN HÒA- yếu tố không thể thiếu trong nghề nuôi chim yến- Phần 1 NHÂN HÒA- yếu tố không thể thiếu trong nghề nuôi chim yến- Phần 1 – XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT - KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIỆT

Ad (728x90)

Filled Under:

NHÂN HÒA- yếu tố không thể thiếu trong nghề nuôi chim yến- Phần 1

Đối với bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng sẽ cần đến các yếu tố Thiên thời- Địa lợi- Nhân hòa để tồn tại và phát triển. Đối với các ngành nông nghiệp, chăn nuôi như: nuôi gà, nuôi vịt, trồng lúa, hoa màu, hay như nuôi chim yến,..v.v, lại càng cần chú trọng.

Song, con người không tạo ra được thiên thời, cũng không làm nên địa lợi mà chỉ gây dựng được nhân hòa, mà nhân hòa lại là yếu tố quan trọng nhất (Thuận cơ trời không bằng địa lợi, được địa lợi không bằng được lòng người- Mạnh Tử).

Vậy Nhân Hòa trong nghề nuôi yến là gì? Hiểu một cách nôm na đó chính là yếu tố con người tác động đến thành bại của nhà yến gồm: chủ nhà và thợ kỹ thuật. Mối quan hệ này tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức tạp và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu xảy ra bất đồng. 
Thực tế cho thấy có những nhà yến hoạt động trì trệ hoặc thất bại hoàn toàn là do mối quan hệ này. Chủ nhà không đồng ý làm cách làm của kỹ thuật như: cho rằng thợ kỹ thuật không thực hiện đúng như hợp đồng, không sử dụng đúng tiếng chim, không bắc đúng số loa, không lắp đúng loại gỗ, không ngăn vách đúng tiêu chuẩn, chất lượng thiết bị kém, thợ kỹ thuật không hợp tuổi chủ nhà nên không cho vào nhà yến,...v.v khiến tiến trình công việc bị gián đoạn hoặc ngừng hoàn toàn. Đây là trường hợp không nhiều nhưng rõ ràng khi sự phối hợp giữa chủ nhà và thợ kỹ thuật bị đứt gãy thì nhà yến không thể nào tiếp tục hoàn thành. 

Hoặc cũng có trường hợp ngược lại: kỹ thuật không đồng ý chủ nhà can thiệp vào quá trình xây dựng cũng như chăm sóc nhà yến. Tiêu biểu như trường hợp hi hữu gần đây, chúng tôi nhận được cuộc gọi cần tư vấn của chủ nhà về tình trạng thất bại (không thấy chim bay lượn xung quanh nhà) của nhà yến của mình sau 12 tháng hoạt động. Khi được hỏi về tình trạng bên trong nhà yến hiện tại như thế nào, nhiệt độ bao nhiêu, độ ẩm ra sao, bao nhiêu tổ? dùng bao nhiêu amply? sử dụng âm thanh gì?..v.v, thì chủ nhà hoàn toàn không trả lời được, vì lý do: đơn vị kỹ thuật thi công công trình giữ chìa khóa, tuyệt đối không cho vào kiểm tra.

Khi được chúng tôi yêu cầu, chủ nhà mới phá khóa vào và phát hiện: sàn ngập nước, gỗ mốc, thiết bị rỉ sét, gián bò khắp nhà, mùi hôi thối bốc lên không thể chịu nổi. Môi trường như vậy chỉ có côn trùng, bọ mạt sống thôi chứ chim yến nào có thể sống nổi, nói gì đến sinh sôi và phát triển. Nhà yến như vậy làm sao mà không thất bại được.

Trường hợp lạ lùng khác, thợ kỹ thuật không cho nữ giới vào nhà yến. Vẫn biết phong thủy là yếu tố không nên bỏ qua khi xây nhà yến nhưng việc không cho nữ giới vào chăm sóc nhà yến là việc hoàn toàn không phải phong thủy và cũng không có cơ sở. Nếu chủ nhà yến là nữ chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ được vô xem nhà yến của mình phát triển như thế nào? chẳng bao giờ biết được bên trong nhà yến mình lắp những thiết bị gì, chim yến ở nhiều hay ít,...v.v. Phải chăng đây chỉ là một lý do ngụy biện cho sự yếu kém của kỹ thuật??? Hoặc như trường hợp đơn vị thi công kỹ thuật ở xa nhà yến cả trăm, thậm chí là ngàn kilomet và không thể đến chăm sóc thường xuyên, nếu chủ nhà không được vô thì nhà yến do ai quản lý, ai chăm sóc? 

Vì vậy, để giảm thiểu chi phí cho chủ nhà cũng là quản lý nhà yến một cách chủ động, linh hoạt hơn, đơn vị kỹ thuật chỉ cần hướng dẫn chủ nhà chăm sóc định kì theo đúng quy trình mà công ty đưa ra như: vào nhà yến đúng giờ, cách vào, cách quan sát nhà chim, cách tạo mùi cơ bản, cách sử dụng phòng kỹ thuật điều hành nhà yến, cách nhận biết dấu hiệu chim đã ở lại là phân yến dưới sàn, dấu hiệu yến quẹt tổ..v.v. 


quy-trinh-cham-soc-nha-yen
Một số hướng dẫn cách chăm sóc nhà yến cơ bản

quy-trinh-cham-soc-nha-yen
Quy trình chăm sóc- vận hành nhà nuôi chim yến

quy-trinh-cham-soc-nha-yen
Một số cách kiểm tra tình trạng nhà yến mà chủ nhà nên biết. 

Chỉ cần làm theo các hướng dẫn này, chủ nhà hoàn toàn có thể vào nhà yến khi cần thiết để chăm sóc và tham gia vào quản lý nhà yến của mình. Thợ kỹ thuật chỉ đi kiểm tra định kỳ 15-30 ngày/lần hoặc khi có sự cố chủ nhà không khắc phuc được.


Nói tóm lại, để một nhà yến hoạt động ổn định và phát triển ngày một thành công hơn thì ngoài các yếu tố kỹ thuật ra, còn cần đến yếu tố Nhân Hòa. Đây là yếu tố hoàn toàn có thể điều chỉnh được, chính vì thế, mỗi người khi quyết định làm nhà yến cần chuẩn bị không chỉ về tài sản, nguồn lực mà còn cần chú trọng đến cả tâm lý xử lý các tình huống phát sinh dựa trên tinh thần bình đẳng- hợp tác. Các đơn vị kỹ thuật cũng cần linh động hướng dẫn chủ nhà các cách chăm sóc nhà yến cơ bản để nhà yến được theo dõi thường xuyên và tốt hơn. 


By Leica
-----------------------------------------
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

 

Những dịch vụ tại Tầm Cao Việt:

  • thiet-ke-xay-dung-nha-yen
  • sua-chua-bao-tri-nha-nuoi-yen
  • cung-cap-thiet-bi-nha-nuoi-yen
  • Cung-cap-to-yen-sao-chat-luong-cao
  • dich-vu-bat-dong-san-nha-yen
  • cung-cap-go-chuyen-dung-cho-nha-yen
  • CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT - GPKD số 0311781324 do SKH-ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 11/05/2012

    Trụ sở chính: 38 đường số 1, P. Bình Khánh, Tp Long Xuyên, An Giang (Khu đô thị Sao Mai)

    Chịu trách nhiệm nội dung: Giám đốc Nguyễn Kiên Cường

    Chứng nhận đã Đăng ký Bộ Công Thương

    Copyright © 2018 XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT ™ || CTY TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT