XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT: Tầm Cao Việt góp ý hội nghị quản lý và phát triển nuôi chim yến diễn ra ngày 20/4/2018 Tầm Cao Việt góp ý hội nghị quản lý và phát triển nuôi chim yến diễn ra ngày 20/4/2018 – XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT - KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIỆT

Ad (728x90)

Filled Under: ,

Tầm Cao Việt góp ý hội nghị quản lý và phát triển nuôi chim yến diễn ra ngày 20/4/2018

Do cá nhân không có cơ hội tham gia thảo luận góp ý trực tiếp nên thông qua mạng xã hội gửi vài ý kiến đóng góp đến Hội Nghị, mong rằng sẽ giúp ích một phần bé nhỏ cho sự phát triển của nghề Yến Việt Nam.

NUÔI YẾN TRONG KHU DÂN CƯ

Người nuôi yến mong ngóng nghề yến sắp tới sẽ được nhà nước quan tâm hơn bằng các văn bản luật cụ thể về các chính sách hỗ trợ nuôi yến cũng như các quy định về vùng nuôi yến. Sau đây là một số góp ý của những người hoạt động trực tiếp trong nghề yến về vấn đề quy hoạch vùng nuôi chim yến sao cho hợp lý nhất.

1/ Nên quy hoạch khu nuôi yến càng sớm càng tốt. Hiện tại thì chưa nghiêm trọng nhưng 10 -20 năm sau đó là vấn đề rất nghiêm trọng nếu tồn tại quá nhiều nhà yến trong nội ô. Khả năng các nhà yến sẽ bị bắt buộc phải di chuyển ra khỏi những khu vực đó. Bản thân đàn yến ko giống như đàn gà , vịt , ta ko thể di chuyển nó đi được. Rủi ro và chi phí là rất cao.  
Làm kĩ thuật phải tư vấn cho khách tìm nhìn xa 10 -20 năm thậm chí lâu hơn mới là kỹ thuật có tâm và có tầm.

Tuy nhiên, nên cụ thể nêu ra ranh giới nào cấm nuôi yến bằng cách thể hiện ra bản đồ, ngoài những nơi cấm nuôi thì nơi không cấm có quyền nuôi yến. Các văn bản luật quy định càng chi tiết thì càng tránh được những tranh chấp và rắc rối sau này. Ví dụ: Tại TP.HCM, khu vực được phép nuôi yến là các khu vực ngoại thành, cách xa trung tâm; Các khu vực cấm nuôi là các khu vực đông dân cư, cần có danh sách cụ thể và chi tiết. Tuy khiên khi ban hành luật này thì một câu hỏi khác lại đặt ra: Nếu nhà chim xây trước nhưng vài năm sau dân kéo tới làm nhà thì sao đây ? Có tính là nhà yến trong khu dân cư không ?

Do một số nhà yến là được thừa kế lại từ nhiều năm trước nên chính quyền quản lý nhà Yến bằng chính sách cấp phép tại thời điểm hiện tại. Những ngôi nhà Yến sau này kể từ khi luật ban hành sẽ không được cấp phép đối với các khu vực cụ thể (có danh sách chi tiết) và đó là dấu chỉ để chế tài những người làm sai luật. Về nguyên tắc luật không thể hồi tố, nên cần có chính sách thỏa đáng cho những ngôi nhà yến đang tồn tại. Còn những ngôi nhà nuôi yến mọc lên sau này nếu vi phạm pháp luật thì căn cứ trên pháp luật để xử lý.

Thông tư, văn bản pháp luật phải xét đến yếu tố phát triển dân cư sau này. Nếu nhà Yến cấp phép trước thời điểm công trình xây dựng khác mọc lên , thì cho dù đó là khu dân cư thì cũng không được phép chế tài nhà nuôi Yến . Nếu nhà nước muốn trưng dụng làm công trình phúc lợi thì phải bồi thường thỏa đáng theo luật dân sự. Nếu không có định nghĩa rõ ràng về thời hiệu cấp phép, thì dù nhà yến xây dựng trước, sau đó có thêm vài nhà, vài chục nhà dân kéo đến sinh sống sung quanh rồi đệ đơn lên chính quyền về nhà Yến mọc lên trong khu dân cư thì các chủ nhà yến hoàn toàn không có cơ sở phản bác, rõ ràng là không công bằng đối với các căn nhà yến.


2/ Việc nuôi chim yến gây ảnh hưởng đến các hộ xung quanh do phân chim ị lên quần áo phơi ngoài sân là có thật, nhưng điều này không nằm trong chế tài của luật pháp. Do lịch sử để lại, những ngôi nhà nuôi yến đã tồn tại trong nội ô thiết nghĩ cần có chính sách hỗ trợ để chuyển đổi công năng. Trong các văn bản pháp luật, các thông tư sau này cần nêu rõ những khu vực không được phép xây dựng nhà Yến để người dân biết mà thực hiện. Vì sự phát triển bền vững của nghề, rất mong các chính sách của nhà nước cần xem xét tất cả các đối tượng có liên quan để có biện pháp chế tài thấu tình đạt lý.


3/ Thực tế cho thấy, các nhà yến bị ý kiến đa phần là do chủ nhà ko am hiểu về chim yến nên thường nhầm lẫn rằng càng mở tiếng chim to để thu hút được nhiều chim về nhà của mình nhưng lại không biết rằng, thực tế việc này chỉ gây ồn đến các hộ dân cư xung quanh chứ không giúp ích nhà yến có thêm chim. Vấn đề này nếu có kỹ thuật tốt sẽ xử lí rất đơn giản. Có rất nhiều nhà nuôi yến đang xử lí tốt điều này nên không gây phiền hà gì đến các hộ xung quanh. Âm thanh trong nhà yến theo thông tư 35/2013 không được quá 70dBA (đề xi ben A) đã đủ thuyết phục chưa khi các ngành nghề khác đã tồn tại trong khu dân cư từ rất lâu nhưng có mức âm thanh vượt xa mức này. Ví dụ như các cửa hàng quần áo, giầy dép, loa đài âm thanh hàng ngày vẫn bật âm thanh với mức maximum nhưng không hề bị dẹp tiệm vì tiếng ồn mà vẫn tồn tại năm này qua năm khác. Những âm thanh ấy to hơn âm thanh nhà yến phát ra rất nhiều.


Để các quy định pháp luật sát với thực tế thì cần trả lời được các vấn đề sau:
·         Bao nhiêu người nghe tiếng chim yến đã bị ảnh hưởng thần kinh hoặc ảnh hưởng về tai?
·         Bao nhiêu người bị ảnh hưởng vì phân chim yến ?
·         Bao nhiêu người bị ảnh hưởng ra sao với môi trường bên ngoài nhà yến?
·         Cơ sở lí luận nào nói đến nguy cơ dịch bệnh của chim yến, con số về số người đã bị nhiễm bệnh từ chim yến?
·         Quy mô nhà yến có cần tối thiểu hoặc tối đa là bao nhiêu m2, bao nhiêu hecta?
·         Nhà yến đang tồn tại sẽ có những hướng dẫn cụ thể về vệ sinh dịch tễ ra sao?
·         Tỷ lệ thức ăn của chim yến (các loài côn trùng) có tương xứng với tỷ lệ chim yến ở đó không, có làm ảnh hưởng đến mùa màng của người dân xung quanh không?
·         Hướng dẫn cụ thể về thủ tục cấp giấy phép hoạt động nuôi chim yến (Cần thủ tục gì, cơ quan nào cấp phép, thời gian cấp phép bao lâu, ...v.v)?
·         Đối với các nhà trong khu dân cư không dùng âm thanh mà đàn chim yến tự về ở thì có gỡ bỏ nhà yến không hoặc cách hướng dẫn xử lý như thế nào?
·         Cần làm rõ việc chuyển đổi nhà nuôi yến trong khu dân cư theo đúng công năng là như thế nào? mức thiệt hại sẽ bồi thường ra sao?
·         Đất trang trại được phép xây nhà nuôi yến mà không cần phải chuyển đổi mục đích sang đất thổ cư vì xây nhà chim yến chứ không phải xây nhà cho con người ở.

Khi những câu hỏi đó sẽ được sự giải đáp thoả đáng thì việc cấm nhà yến trong nội thành, các khu vực đông dân cư cũng như công bố vùng quy hoạch được phép nuôi chim yến sẽ hoàn toàn thuyết phục.


Ngày 26/7/2017, Ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ Tịch UBND Thành Phố Đà Nẵng đã đề nghị "Dừng ngay việc cấp phép nuôi chim yến trong khu dân cư đông đúc, không để một người nuôi mà nhiều người khác bị ảnh hưởng" trong buổi tiếp xúc cử tri quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Ý kiến này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của người nuôi yến vì hiện chưa có quy định xử lý cụ thể nào của pháp luật về sự ảnh hưởng của việc nuôi chim yến đối với khu dân cư đông đúc. Hơn nữa, nếu thực hiện một phép tính đơn giản về bài toán kinh tế, thì con số thiệt hại khi dừng nuôi yến như vậy mà chưa hề có hướng dẫn thực hiện chuyển đổi hoặc mức bồi thường thiệt hại đối với các nhà yến đã tồn tại nhiều năm qua là rất lớn. Nếu không bồi thường thỏa đáng chắc chắn sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ những chủ nhà yến.  

- Bình quân 1 nhà yến quy mô cần đầu tư trung bình khoảng 1,2tỷ VNĐ (không bao gồm cả đất)
- Đà Nẵng hiện nay có khoảng 150 căn nhà yến x 1,2 tỷ= 180 tỷ.
- Lợi ích mang lại từ việc thu tổ yến bình quân của các nhà yến tại Đà Nẵng rơi vào 800kg/ năm* 30tr = 24 tỷ (chưa kể những năm sau)
- Số lượng nhân công và người phụ thuộc vào ngành yến sẽ thất nghiệp nếu dừng việc nuôi yến.

Tổng thiệt hại rơi vào khoảng hơn 200 tỷ nếu quyết định này thực thi đồng thời có thể sẽ làm hạn chế hoặc xóa sổ luôn các thương hiệu yến sào từ đất Đà Nẵng vốn nổi tiếng về chất lượng.

Thêm vào đó, nếu Đà Nẵng thành công trong việc ban hành các quy định về cấm nuôi yến thì đây sẽ là tiền đề để các thành phố khác áp dụng theo. Các đơn vị kỹ thuật xây dựng nhà nuôi yến có nên tiếp tục nhận thi công các công trình nhà yến trong khu dân cư? Tương lai ngành yến Việt sẽ đi về đâu khi chưa quy hoạch mà đã đòi cấm?

Chính vì thế, để ban hành được các thông tư, văn bản quy định về nuôi yến một cách công minh nhất thì các cơ quan ban ngành liên quan cần phải có sự đánh giá một cách tổng quan, khoa học, thực sự công tâm, cần trưng cầu ý kiến từ các chủ nhà yến, các đơn vị kỹ thuật xây dựng nhà yến và cần có sự khảo sát thực tế trong một khoảng thời gian nhất định đủ để đưa ra những kết luận cuối cùng trước khi đưa vào văn bản pháp luật để áp dụng rộng rãi.

Mong các cơ quan nhà nước sẽ lắng nghe những ý kiến đóng góp thiết thực này để ban hành các văn bản pháp luật sát với thực tế cũng như quy hoạch vùng nuôi chim yến hợp lý nhất, để không còn thêm nhà yến trong đô thị những khu tập trung dân cư đông đúc như tình trạng hiện nay.


QUI HOẠCH KHU VỰC CẤM NUÔI YẾN

Quy hoạch về vùng không được phép nuôi yến sẽ có thể thu nhỏ lại được phạm vi rà soát, bởi vì mỗi vùng, mỗi tỉnh có rất nhiều địa điểm có thể xây dựng được nhà nuôi yến, còn vùng không được phép nuôi chắc chắn sẽ ít hơn. Thay vì quy định những vùng được nuôi (chính là phân tích số liệu lớn) thì quy định những vùng cấm nuôi (tức là phân tích số liệu nhỏ hơn) sẽ dễ dàng hơn.

Ví dụ: thay vì công bố những doanh nghiệp không bị phá sản, thì công bố những doanh nghiệp phá sản, từ đó mọi người đều biết được đích danh doanh nghiệp nào không còn được phép hoạt động để tránh không giao dịch, thì đối với việc nuôi yến cũng vậy. Những vùng không thuộc danh sách vùng cấm nuôi sẽ được phát triển nghề nuôi yến. Việc này có thể sẽ làm đơn giản hóa hơn những tranh cãi gần đây về quy hoạch vùng nuôi yến. Các vùng cấm nuôi yến nên tập trung vào các trung tâm các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc,..v.v, vì theo nhiều người lo ngại, việc nuôi yến ở các vùng này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân như: gây tiếng ồn, mất vệ sinh, dễ lây nhiễm các loại dịch bệnh,...v.v.

Song song với thay đổi quy định vùng cho nuôi sang vùng cấm nuôi, các cơ quan chính quyền cũng nên làm đơn giản hóa các thủ tục nuôi yến, tương tự như quy chế "một cửa". Theo đó, đất xây nhà yến không cần chuyển lên đất thổ cư mà chuyển sang đất trang trại là xây nhà yến được nhằm hạn chế cơ chế "xin- cho" vốn còn rất nhiều nhiêu khê và lúng túng khi xử lý. Hiện nay, chưa một cơ quan chuyên trách nào có thể xử lý vấn đề cấp phép này. Các đơn vị khác nhau thì quy định chồng chéo khác nhau, dẫn đến tình trạng "xin" ở cơ quan này nhưng lại phải "xin" thêm 1 vài cơ quan khác...v.v, thủ tục rất rườm rà, nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng bị phạt hành chính. Việc này vô hình chung gây ra tình trạng "tự túc" xây dựng nhà yến của các hộ gia đình như ngày nay. Vậy muốn xử lý, muốn quản lý được, trước tiên, nhà nước phải có khung pháp lý làm cơ sở để căn cứ vào đó mới đưa ra các khung hình phạt. Đất nông nghiệp được xây dựng nhà yến nhưng phải thỏa mãn các điều kiện: Không dính quy hoạch, có thể chuyển đổi lên đất ở để xin được giấy phép xây dựng và phải nằm cách xa khu đô thị ,khu dân cư đông đúc !

Thế giới đã bước vào thời đại công nghiệp 4.0, làm nông nghiệp cũng phải theo kịp thời đại , phải mang tính định hướng và quy hoạch thì mới phát triển lâu dài và bền vững.
Người dân từ đó cũng căn cứ theo các văn bản luật để thực hiện nuôi chim yến theo đúng quy định pháp luật.

Nuôi yến vốn là một nghề không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân người nuôi, cho vùng đất nuôi mà nó còn góp phần vào thu nhập quốc gia thông qua việc xuất khẩu, rất đáng được khuyến khích. Các chủ đầu tư hầu hết là người có nguồn vốn nhàn rỗi, muốn đầu tư vào ngành "công nghiệp không khói" siêu lợi nhuận này. Hơn nữa, đầu tư nhà yến thì yếu tố "nhất cự li" là vô cùng quan trọng để tiện theo dõi và chăm sóc, vì vậy, các nhà yến rất cần được các cơ quan chức năng sớm đưa ra những chính sách hỗ trợ tối đa, đặc biệt về điều kiện nuôi, quy hoạch vùng nuôi để phát triển vì lợi ích chung.

BẮT PHẠT NGƯỜI BẪY YẾN

Nghề yến hiện nay được nhiều người biết đến và ngày càng được nhân rộng, tuy nhiên, có không ít những "mối đe dọa" rình rập nghề "cung cấp vàng trắng" này mà nếu không ngăn chặn thì sẽ gây thiệt hại lớn. Tiêu biểu nhất đó là hiện tượng bẫy chim yến trong suốt thời gian qua.

Theo thống kê sơ bộ, hiện tượng bẫy chim yến xảy ra rất nhiều ở các tỉnh miền trung như: Bình Định, Hà Tĩnh, Bình Thuận,...v.v., Đây là vùng có tập trung số lượng đàn yến lớn tại Việt Nam. Cách thức chủ yếu là dùng loa chuyên dụng, phát âm thanh chim yến để giăng bẫy bắt chim. Một ngày mỗi người bắt được từ 50 đến 100 chim, ước tính giá trị thiệt hại cho chủ nhà yến là 3.000.000đ/chim.

Nghề yến không chỉ đem lại lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội mà còn mang lại lợi ích về nhiều mặt, tạo công ăn việc làm, phát triển du lịch, cung cấp sản phẩm dinh dưỡng chăm sóc sức khỏe,...v.v.

Vì vậy, đi đôi với các dự thảo luật xung quanh việc nuôi yến, qui hoạch vùng nuôi yến cũng cần có những quy định cụ thể đối với người bắt, bẫy chim yến như: tịch thu dụng cụ hành nghề, phạt hành chính,tạm giam...v.v. Vì chim yến chính là tài sản của nhà nuôi yến. Khi giăng bẫy bắt chim yến chính là xâm phạm tài sản cá nhân.

Chúc hội nghị thành công tốt đẹp!

Trân trọng,
Nguyễn Kiên Cường.


By Leica

Bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

 

Những dịch vụ tại Tầm Cao Việt:

  • thiet-ke-xay-dung-nha-yen
  • sua-chua-bao-tri-nha-nuoi-yen
  • cung-cap-thiet-bi-nha-nuoi-yen
  • Cung-cap-to-yen-sao-chat-luong-cao
  • dich-vu-bat-dong-san-nha-yen
  • cung-cap-go-chuyen-dung-cho-nha-yen
  • CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT - GPKD số 0311781324 do SKH-ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 11/05/2012

    Trụ sở chính: 38 đường số 1, P. Bình Khánh, Tp Long Xuyên, An Giang (Khu đô thị Sao Mai)

    Chịu trách nhiệm nội dung: Giám đốc Nguyễn Kiên Cường

    Chứng nhận đã Đăng ký Bộ Công Thương

    Copyright © 2018 XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT ™ || CTY TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT