Nghề nuôi chim yến gần đây nhất được Bộ NN & PTNT quan tâm đến bằng cuộc họp ngày 21/5/2013 về việc lấy ý kiến các cơ quan, ban ngành, các địa phương và đặc biệt là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nuôi chim yến trước khi ban hành Thông tư quy định tạm thời về điều kiện khai thác chim yến. Dự thảo thông tư gồm có 4 chương, 9 điều quy định về các điều kiện đối với cơ sở
nuôi yến và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan do cục chăn nuôi, Bộ NN&PTNT soạn thảo.
Tuy nhiên, ngay từ khi đặt vấn đề, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa ra xoay quanh vấn đề quy hoạch vùng nuôi yến.
- Thứ nhất, dự thảo chưa nhận được sự đồng tình của nhiều doanh nghiệp và người nuôi yến. Nhiều ý kiến cho rằng dự thảo còn khá sơ xài, đơn giản, thiếu cụ thể và còn mang nặng lý thuyết.
- Thứ hai, các quy định về việc sử dụng đất nông nghiệp chuyển đổi sang chăn nuôi còn nhiều khúc mắc, các quy định chồng chéo nhau.
- Thứ ba, chưa rõ ràng trong việc quy định khoảng cách giữa các nhà nuôi yến đến khu đông dân cư , giữa khu vực thành phố và các địa phương vùng thôn quê.
Những vấn đề trên, nếu không được quy định rõ ràng, cẩn trọng thì khi đưa dự thảo thành quy định sẽ rất dễ xảy ra tranh cãi khi áp dụng vào thực tế và gây lúng túng trong khâu xử lý đối với các cơ quan chức năng. Như vậy, 4 năm sau hội thảo, hiện vẫn chưa có quy định nào về quy hoạch vùng nuôi yến. Vậy nếu thay vì quy hoạch vùng nuôi yến, chúng ta quy hoạch vùng không được phép nuôi yến liệu có dễ dàng hơn?
|
Nên quy hoạch vùng cấm nuôi chim yến? |
Tại sao không?
Quy hoạch về vùng không được phép nuôi yến sẽ có thể thu nhỏ lại được phạm vi rà soát, bởi vì mỗi vùng, mỗi tỉnh có rất nhiều địa điểm có thể xây dựng được nhà nuôi yến, còn vùng không được phép nuôi chắc chắn sẽ ít hơn. Thay vì quy định những vùng được nuôi (chính là phân tích số liệu lớn) thì quy định những vùng cấm nuôi (tức là phân tích số liệu nhỏ hơn) sẽ dễ dàng hơn.
Ví dụ: thay vì công bố những doanh nghiệp không bị phá sản, thì công bố những doanh nghiệp phá sản, từ đó mọi người đều biết được đích danh doanh nghiệp nào không còn được phép hoạt động để tránh không giao dịch, thì đối với việc nuôi yến cũng vậy. Những vùng không thuộc danh sách vùng cấm nuôi sẽ được phát triển nghề nuôi yến. Việc này có thể sẽ làm đơn giản hóa hơn những tranh cãi gần đây về quy hoạch vùng nuôi yến. Các vùng cấm nuôi yến nên tập trung vào các trung tâm các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc,..v.v, vì theo nhiều người lo ngại, việc nuôi yến ở các vùng này sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân như: gây tiếng ồn, mất vệ sinh, dễ lây nhiễm các loại dịch bệnh,...v.v.
Song song với thay đổi quy định vùng cho nuôi sang vùng cấm nuôi, các cơ quan chính quyền cũng nên làm đơn giản hóa các thủ tục
nuôi yến, tương tự như quy chế "một cửa". Theo đó, đất xây nhà yến không cần chuyển lên đất thổ cư mà chuyển sang đất trang trại là xây nhà yến được nhằm hạn chế cơ chế "xin- cho" vốn còn rất nhiều nhiêu khê và lúng túng khi xử lý. Hiện nay, chưa một cơ quan chuyên trách nào có thể xử lý vấn đề cấp phép này. Các đơn vị khác nhau thì quy định chồng chéo khác nhau, dẫn đến tình trạng "xin" ở cơ quan này nhưng lại phải "xin" thêm 1 vài cơ quan khác...v.v, thủ tục rất rườm rà, nếu không cẩn thận sẽ dễ dàng bị phạt hành chính. Việc này vô hình chung gây ra tình trạng "tự túc" xây dựng nhà yến của các hộ gia đình như ngày nay. Vậy muốn xử lý, muốn quản lý được, trước tiên, nhà nước phải có khung pháp lý làm cơ sở để căn cứ vào đó mới đưa ra các khung hình phạt. Người dân từ đó cũng căn cứ theo các văn bản luật để thực hiện nuôi chim yến theo đúng quy định pháp luật.
Nuôi yến vốn là một nghề không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân người nuôi, cho vùng đất nuôi mà nó còn góp phần vào thu nhập quốc gia thông qua việc xuất khẩu, rất đáng được khuyến khích. Các chủ đầu tư hầu hết là người có nguồn vốn nhàn rỗi, muốn đầu tư vào ngành "công nghiệp không khói" siêu lợi nhuận này. Hơn nữa, đầu tư nhà yến thì yếu tố "nhất cự li" là vô cùng quan trọng để tiện theo dõi và chăm sóc, vì vậy, các
nhà yến rất cần được các cơ quan chức năng sớm đưa ra những chính sách hỗ trợ tối đa, đặc biệt về điều kiện nuôi, quy hoạch vùng nuôi để phát triển vì lợi ích chung.
Mong rằng với sự ra đời của Hiệp Hội Yến Sào Việt Nam trong tháng 07/2017 vừa qua tại TP.HCM là sẽ là một bước tiến lớn góp phần vào việc thay đổi các chính sách nuôi yến, giúp cho người nuôi yến nói riêng, nghề nuôi yến nói chung được quan tâm hơn và có được nhiều lợi ích xứng đáng hơn nữa.
Trên đây là ý kiến mang tính chủ quan với mong muốn nghề yến sớm được quan tâm và hỗ trợ nhiều hơn. Mọi ý kiến đóng góp nhằm đẩy mạnh sự phát triển của nghề nuôi yến trong nhà của bạn đọc vui lòng gửi về
Email: nhayenvietnam@gmail.com. hoặc
:
CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT
Trân Trọng cảm ơn!
By Leica
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét