Tổ yến (yến sào) Việt thường được biết đến phổ biến nhất với màu trắng ngà (chiếm đến khoảng 90% tổng số lượng yến trên thị trường), có dính lông và đôi khi có vết ố vàng do dính phân chim hoặc do trứng yến bị vỡ dính vào. Tuy nhiên, thực tế thì tổ yến có nhiều màu tự nhiên khác nhau như: yến huyết, hồng yến, bạch yến. Cách phân biệt tổ yến dựa vào màu sắc khá đơn giản, tuy nhiên để phân biệt tổ yến màu tự nhiên với các loại yến giả được phun màu hoặc bị ngả màu sau khi thu hoạch thì lại là bài toán nan giải. Những người mới hoặc còn ít kinh nghiệm, chưa có thời gian tiếp xúc nhiều chắc chắn sẽ khó mà phân biệt được.
Trước hết, chúng ta tìm hiểu thế nào là tổ yến bị ngả màu? Yến ngả màu là tổ yến khi chim nhả sợi làm tổ màu sợi yến vẫn trắng, nhưng sau một thời gian vài ngày hoặc vài tuần, màu tổ dần chuyển sang màu vàng, nâu đen, xanh đen, hoặc tím đen,..v.v.
 |
Tổ yến bị xỉn màu, không còn màu trắng ngà vốn có |
 |
Yến làm tổ trên thanh xi măng và tổ bị đổi màu nâu đen khiến nhiều người hoang mang |
 |
Tổ yến bị ngả màu vàng khi làm trên thanh bê tông
(Nguồn: FB Nuôi Yến Việt) |
Tổ yến ngả màu không chỉ là nỗi lo của các chủ nhà yến mà nó còn là nỗi hoang mang của các đầu mối thu mua, bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng được các chuyên gia trong nghề đánh giá là đều mang lại những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng tổ yến cũng như sức khỏe người tiêu dùng. Chủ nhà yến thì coi như "mất mùa" còn thương lái thì xót xa không dám mua hàng.
Một điểm chung của những căn nhà có tổ yến ngả màu đó là đa số những căn nhà này đều có thanh tổ làm từ bê tông. Vậy đây liệu có phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng đổi màu ở tổ yến?
Có nhiều ý kiến cho rằng, những nhà yến làm từ thanh bê tông chứa nhiều tạp chất, các nguyên tố hóa học độc hại có ảnh hưởng đối với sức khỏe con người nếu tiếp xúc trực tiếp lâu dài, qua đường ăn uống lại càng trở lên độc hại hơn. Thành phần của bê tông chủ yếu là: xi măng, cát, đá và nước. Trong đó, các chất: đá vôi, đá cát, đất sét, quặng sắt, thạch cao, sắt phế liệu, nhôm tái chế,...v.v được chia theo tỷ lệ thích hợp để sản xuất ra xi măng. Đây đều là những nguyên tố hóa học ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Khi tổ yến được làm trực tiếp trên những thanh bê tông có thành phần như thế này, liệu có tránh khỏi việc không bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất độc hại hay không?
Ngoài ra, môi trường trong nhà yến lại có độ ẩm khá cao (~75-85%). Khi thanh bê tông bị thấm nước, cùng với môi trường nhiều phân yến phân hủy mạnh trong nước, nước bốc hơi bám vào tường và thanh tổ, nơi yến trực tiếp nhà tổ, làm tổ dễ bị ố màu xanh, nâu, vàng,..v.v.
Một số ý kiến khác lại cho rằng, những nhà yến có tổ ngả màu là do nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nhiễm hóa chất. Khi hệ thống phun sương hoạt động, nước được phun đều trong nhà khiến cho nhà yến bị ảnh hưởng và tổ yến bị ngả màu vàng hoặc thâm đen. Nếu khắc phục được nguồn nước thì tổ yến sẽ trắng trở lại.
Với giá trị ngày càng tăng của tổ yến ngày nay thì bất cứ một tác động nhỏ nào cũng ảnh hưởng mạnh đến thị trường "vàng trắng" này huống chi việc yến ngả màu và được cho là ảnh hưởng không tốt cho người tiêu dùng.
Tình trạng yến ngả màu không còn xa lạ trên thị trường yến Việt tuy nhiên đến nay, nguyên nhân vẫn là phỏng đoán, chưa có một kết luận chính xác nào từ cơ quan chức năng, hay nói đúng hơn là chưa có cơ quan chức năng nào đứng ra nhận trách nhiệm đối với việc này. Hiện vẫn rất nhiều chủ nhà lao đao khi rơi vào tình cảnh này.
Các chuyên gia kỹ thuật thì đưa ra khuyến cáo: Nên chú ý kỹ đến độ ẩm trong nhà yến vì nó hiện được cho là nguyên nhân số 1 có ảnh hưởng nhiều nhất đến màu sắc trắng ngà hay đổi màu; hình dạng méo, tròn và chất lượng của tổ yến đồng thời nên dùng thanh tổ cho chim yến bằng thanh gỗ.
XEM THÊM: Thanh gỗ làm tổ cho chim yến
By Leica
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét