Bản đồ vị trí 5 tỉnh Tây Nguyên (Khu vực VII) (Nguồn: Internet) |
Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng khăp 5 tỉnh Tây Nguyên và được coi là nét văn hóa đặc trưng củng vùng đất núi rừng này. (Ảnh nguồn: Internet) |
Trước hết, để nghề nuôi yến (một nghề vốn được coi là dựa vào các yếu tố tự nhiên rất nhiều) phát triển tại một vùng đất "rừng núi" đến như vậy phải kể đến yếu tố Thiên thời. Thiên nhiên đã ưu ái cho Tây Nguyên không chỉ là những cao nguyên bạt ngàn mà còn rất nhiều hồ, thác nước và núi rừng hùng vĩ tạo nên hệ sinh thái phong phú. Đầu tiên phải kể đến Biển Hồ (hồ T' Nưng hay còn gọi là hồ Ea Nueng) với diện tích hơn 2km2 nằm trên cao nguyên bằng phẳng ở độ cao khoảng 800m so với mực nước biển.
Biển Hồ còn được nhiều người biết đến với vẻ đẹp trong vắt như đôi mắt của người dân Pleiku, Gia Lai. (Ảnh nguồn: Internet) |
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh mang đậm nét hoang sơ nguyên thủy (Ảnh nguồn Internet) |
Khung cảnh thơ mộng của hồ Lắk, Đắk Lắk, đáy hồ không sâu nhưng diện tích rất lớn. (Ảnh nguồn Internet) |
Núi Ngọc Linh, Kon Tum nằm trên dải Trường Sơn hùng vĩ là đường phân thủy của hệ thống sông một bên là sông Sê San, một bên là đổ ra Biển Đông. (Ảnh nguồn Internet) |
Thời tiết ở Tây Nguyên cũng khá dễ chịu với 2 mùa rõ rệt , mùa mưa và mùa khô. Do nằm trên cao nên khí hậu tương đối mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm khoảng 24- 27 độ C phù hợp cho việc nuôi yến.
Thứ hai, yếu tố Địa lợi được hiểu đó chính là cơ hội thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi yến. Để có được Địa lợi thích hợp phát triển nghề nuôi yến cho mỗi một cá nhân (nhân hòa) thì cần có kiến thức về nghề nuôi yến cũng như thời gian tích lũy kinh nghiệm cần thiết để chớp đúng thời cơ đầu tư.
Năm 2010,Tây Nguyên mới xuất hiện nhà nuôi yến đầu tiên, có thể nói nghề yến Tây Nguyên còn khá "non trẻ" so với nghề yến Việt, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng nghề yến nơi đây lại tăng nhanh đến "chóng mặt". Đến nay, tại 5 tỉnh Tây Nguyên đều có nhà nuôi yến, trong đó tập trung nhiều nhất tại Đăk Lăk và Gia Lai. Vậy đây có còn là "thời cơ vàng" để đầu tư nuôi yến tại Tây Nguyên hay không? Có 2 lý do chính cho thấy đây là thời cơ tốt nhất để phát triển đầu tư nuôi yến ở Tây Nguyên:
1. Tuy nghề yến đã phát triển khá mạnh ở một số khu vực thuộc các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai như: Nuôi yến ở Krông Păk, nuôi yến ở Krông Ana, nuôi yến ở Ea H'leo, nuôi yến ở Ban Mê Thuột, nuôi yến ở Pleiku, nuôi yến ở Ayun Pa, nuôi yến ở Chư Sê,...v.v, nhưng diện tích tự nhiên ở Tây Nguyên còn rất lớn, cũng như tiềm năng nghề yến ở đây còn vô cùng dồi dào. Một số khu vực còn lại của Đăk Lăk , Gia Lai, Đăk Nông, Kon Tum và Lâm Đồng chỉ có vài nhà yến, chưa tương xứng với tiềm năng của vùng.
2. Hiện Tây Nguyên đang còn nhiều tiềm năng nuôi yến chưa được tận dụng hết, nhưng với tốc độ phát triển như "nấm sau mưa" của số lượng nhà yến tại khu vực thì chẳng mấy chốc Tây Nguyên sẽ trở thành vùng đất của yến, thậm chí nếu được đầu tư đúng đắn và kỹ thuật tốt, Tây Nguyên có thể bỏ xa Cần Giờ và Kiên Giang, hai khu vực vốn có số lượng nhà yến đông đảo, được coi là thành phố Yến của khu vực miền Nam. Nếu không nhanh chóng nắm bắt thời cơ, rất có thể các chủ đầu tư sẽ bỏ qua "thời cơ vàng" này. Mặc dù đầu tư nghề yến không lo lỗi thời, nhưng nếu sau một vài năm nữa mới đầu tư thì đã là chậm một nhịp và khi đó sức cạnh tranh thị trường là rất lớn.
Ngoài ra, nhu cầu tổ yến trong nước cũng như trên thế giới là rất lớn và ngày một tăng. Tháng 10 năm 2017, Hiệp Hội Yến sào Việt nam đã ra đời dưới sự mong mỏi của tất cả các thành viên trong hiệp đội, các chủ nhà yến,...v.v, rằng đây sẽ là nơi định hướng và mang lại nhiều quyền lợi cho thị trường yến trong nước, đưa thương hiệu yến sào Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trên thị trường tổ yến thế giới. Đây là tín hiệu đáng mừng minh chứng cho sự quan tâm của các cơ quan chức năng đối với ngành yến Việt đang cần rất nhiều sự hậu thuẫn và hỗ trợ chính sách để phát huy được thế mạnh về chất lượng tổ yến vốn được bạn bè thế giới công nhận và khao khát.
Cuối cùng phải kể đến yếu tố Nhân hòa, có thể hiểu nôm na là yếu tố con người. Dân số Tây Nguyên hiện nay chủ yếu là người dân tộc Kinh của miền Bắc và một phần người miền Trung di cư lên. Người dân nơi đây vô cùng thân thiện, chân thật và có lối sống rất gần gũi.
Với đức tính cần cù, tầm nhìn xa trông rộng và chịu khó tích lũy của người dân miền Bắc nói chung, người miền Bắc sống ở Tây Nguyên nói riêng đã góp phần cho vùng đất này ngày càng phát triển mạnh về kinh tế. Minh chứng rõ ràng nhất cho việc này đó là hiện nay, đa số các chủ nhà yến đầu tư vào nghề nuôi yến mang lại "siêu lợi nhuận" này ở Tây Nguyên đều là người miền Bắc và miền Trung như các tỉnh: Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên...v.v, họ đều là những người có đầu óc nhạy bén với thông tin, biết chớp thời cơ đầu tư và đón đầu xu hướng kinh doanh. Tây Nguyên giờ đây không chỉ có cà phê, ca cao, hồ tiêu, chăn nuôi cừu, nuôi hươu đem lại nguồn lợi kinh tế cao mà còn phát triển nghề nuôi yến mạnh mẽ. Nắm bắt được những lợi ích từ việc nuôi yến mang lại, nhiều chủ nhà đã mạnh dạn đầu tư mạnh vào nghề khai thác "vàng trắng" này và đem lại kết quả thành công ngoài mong đợi.
Dưới đây là một số nhà yến do Tầm Cao Việt thi công- xây dựng và chuyển giao công nghệ nuôi yến hội tụ đầy đủ cả 3 yếu tố Thiên thời, địa lợi, nhân hòa tại khu vực Tây Nguyên. Dấu hiệu nhận biết của những căn nhà yến thành công đó là chỉ cần sau một thời gian ngắn hoạt động, nhà chim có sự tăng đàn phát triển đột biến.
Những nhà nuôi yến thành công ở Đăk Lăk
Nhà yến tại Buôn Hồ trong lúc mới khởi công xây dựng, dện tích hơn 200m2 (Ảnh nguồn: Tầm Cao Việt) |
Đến nay, nhà chim đã hoạt động được 1 năm 2 tháng, có khoảng 2000 chim sinh sống. Tương lai, nhà chim còn tiếp tục phát triển mạnh, là một trong những căn nhà yến thành công vượt bậc tại khu vực.
Một căn nhà nuôi yến cũng tại Buôn Hồ, vận hành vào tháng 4 năm 2016, sau 3 tháng 5 ngày, nhà có trên 12 tổ. Sau 1 năm đầu, chủ nhà báo nhà yến hoạt động tốt, tổng thu được 6kg/ năm.
Sau hơn 2 tháng hoạt động, kỹ thuật viên lên kiểm tra thấy sàn nhà có nhiều dấu phân chứng tỏ chim đã ở lại khá đông. (Ảnh nguồn: Tầm Cao Việt) |
trên sàn nhà có nhiều đống phân rải rác khắp sàn (Ảnh nguồn: Tầm Cao Việt) |
Nhà yến ở Krong Pak nhìn từ bên ngoài (Ảnh nguồn: Tầm Cao Việt) |
Nhà yến Tầm Cao Việt hợp tác tại Ea Súp, Đăk Lăk
Hình ảnh bên trong nhà yến được chụp lại thông qua camera quan sát từ xa cho thấy, sau 2 tháng hoạt động nhà chim đã thu hút được rất nhiều chim về ở. (Ảnh nguồn: Tầm Cao Việt) |
Một số nhà nuôi yến ở Gia Lai:
Một nhà nuôi yến ở Chư Sê, Gia Lai cũng phát triển đột biến sau một thời gian mở máy vận hành. Với diện tích khá nhỏ khoảng gần 100m2, tuy nhiên nằm trong vùng tốt chim và thừa hưởng những điều kiện tự nhiên lý tưởng cho nghề nuôi yến của Tây Nguyên, đến nay sau gần 4 năm hoạt động, nhà có lượng chim dày đặc, mỗi tháng thu khoảng 5-6kg. Rõ ràng đây quả là sự thành công đột biến mà không phải căn nhà yến nào cũng đạt được. XEM CLIP >>> NHÀ YẾN Ở CHƯ SÊ, GIA LAI
Tại thành phố Pleiku của Gia Lai lượng chim yến cũng có rất đông. Theo các chuyên gia trong nghề yến thì khu vực này có nhiều điều kiện thuận lợi và còn nhiều tiềm năng. Một trong những căn nhà yến thành công do Tầm Cao Việt xây dựng tại thành phố Pleiku, Gia Lai với diện tích chỉ khoảng 80m2 nhưng tốc độ tăng đàn cũng vượt bậc.
Bên trong nhà yến tại Pleiku, Gia Lai trong giai đoạn thi công hồi tháng 4/2017. (Ảnh nguồn: Tầm Cao Việt) |
Mọi thắc mắc xoay quanh vấn đề Tư vấn- Khảo sát- Hợp tác- Thi công xây dựng nhà nuôi yến vui lòng liên hệ chúng tôi theo địa chỉ:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét