XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT: MƯA LỚN VÀ DÔNG CÒN XẢY RA Ở TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ ĐẾN KHI NÀO? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO KỸ THUẬT VÀ CHỦ NHÀ YẾN TRONG GIAI ĐOẠN NÀY MƯA LỚN VÀ DÔNG CÒN XẢY RA Ở TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ ĐẾN KHI NÀO? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO KỸ THUẬT VÀ CHỦ NHÀ YẾN TRONG GIAI ĐOẠN NÀY – XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT - KHẲNG ĐỊNH THƯƠNG HIỆU VIỆT

Ad (728x90)

Filled Under:

MƯA LỚN VÀ DÔNG CÒN XẢY RA Ở TÂY NGUYÊN VÀ NAM BỘ ĐẾN KHI NÀO? NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý CHO KỸ THUẬT VÀ CHỦ NHÀ YẾN TRONG GIAI ĐOẠN NÀY


Theo TTXVN/Vietnam+ , nhận định về thời tiết ở Tây Nguyên và Nam Bộ trong thời gian tới, tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ còn duy trì liên tục từ nay đến tháng 10/2019.
Như vậy, khoảng thời gian này ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục chịu tác động của gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn có thể có tác động của các xoáy thuận nhiệt đới, cụ thể là áp thấp nhiệt đới hoặc bão xuất hiện vào giai đoạn cuối năm.
Các hình thế gió Tây Nam, áp thấp nhiệt đới /bão cuối năm đều là những hình thế có khả năng gây mưa lớn diện rộng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Mưa lớn liên tục trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng về cây trồng, hoa màu, nhà cửa, cầu dân sinh tại xã Phú Sơn, huyện Bù Đăng (Bình Phước). (Ảnh: K Gửi H/TTXVN)
Bên cạnh đó, tình hình xâm nhập mặn sẽ đến sớm và gay gắt hơn mùa khô năm 2018-2019 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn từ tháng 8-10/2019, tổng lượng dòng chảy tại các trạm trên dòng chính sông Mekong ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30% và cao hơn năm 2015 từ 15-25%.
Do thiếu hụt lượng mưa và dòng chảy ở thượng nguồn sông Mekong nên đỉnh lũ năm 2019 ở Đồng bằng sông Cửu Long ở mức thấp so với trung bình nhiều năm (báo động 1), thời gian xuất hiện mực nước đỉnh lũ khả năng xảy ra vào nửa đầu tháng 10/2019.
Dự báo tổng lượng dòng chảy thượng nguồn sông Mekong về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thiếu hụt từ 10-30%. Vì vậy, trong mùa khô năm 2019-2020 tại Đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, tình hình xâm nhập mặn sẽ đến sớm và gay gắt hơn mùa khô năm 2018-2019.

Nhiều nhà dân tại xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú, Đồng Nai) ngập sâu trong nước lũ. 
(Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)

Lý giải về nguyên nhân vừa qua khu vực Tây Nguyên, khu vực Đông Nam bộ, đặc biệt khu vực Phú Quốc - Kiên Giang có mưa lớn, gây lũ, ngập lụt, thiệt hại lớn, theo tiến sỹ Hoàng Phúc Lâm, từ đầu tháng 8 tới ngày 11/8, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ liên tục xuất hiện mưa rào và dông trên diện rộng. Đặc biệt ở Tây Nguyên xuất hiện mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến trong 10 ngày đầu tháng 8 từ 150-300mm.
Cụ thể, tại thành phố Buôn Ma Thuột tổng lượng mưa là 402mm, Đắk Nông là 353mm, Bảo Lộc (Lâm Đồng) lượng mưa là 375mm.
Khu vực Nam Bộ lượng mưa trong 10 ngày đầu tháng 8 cũng lên tới 100-250mm, một số nơi có mưa lớn hơn như Trại An (Đồng Nai) là 437mm.
Đặc biệt tại Phú Quốc tổng lượng mưa trong 10 ngày đầu tháng 8 là 1167,4mm. Trong đó đáng kể nhất là các ngày 5,7,9/8 ở Phú Quốc có mưa rất lớn (ngày 5/8 lượng mưa là 265mm, ngày 7/8 lượng mưa là 190mm, đặc biệt vào ngày 9/8 lượng mưa ở Phú Quốc lên tới 378mm).
Nguyên nhân của những cơn mưa lớn ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ là do gió mùa Tây Nam hoạt động với cường độ mạnh, thời điểm này cũng trùng với một dải hội tụ nhiệt đới tồn tại ở khu vực Biển Đông, tương tác của gió Tây Nam mạnh và dải hội tụ nhiệt đới khiến cho mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có lượng lớn và kéo dài.
Với tổng lượng mưa lớn như vậy thì đây là đợt mưa khá là bất thường, cụ thể như tại Buôn Ma Thuột theo trung bình nhiều năm thì 10 ngày đầu tháng 8 lượng mưa chỉ khoảng 111mm, nhưng với lượng mưa đo được là 402mm thì tổng lượng mưa trong 10 ngày đầu tháng 8/2019 đã gấp tới 4 lần.
Tại huyện đảo Phú Quốc, tổng lượng mưa trung bình mỗi năm vào khoảng 2.800mm, nhưng chỉ trong 10 ngày đầu tháng 8/2019 lượng mưa trung bình đã lên tới tới 1167,4mm (trong khi trung bình 10 ngày tháng 8 ở Phú Quốc ở các năm trước lượng mưa chỉ khoảng 163mm).
Như vậy, lượng mưa đã vượt tới bảy lần so với trung bình và bằng gần một nửa so với lượng mưa cả năm. Đây cũng là số liệu mưa đo được cao nhất trong lịch sử quan trắc tại đây từ năm 1978 đến nay.
Đối với việc dự báo, cảnh báo về tình hình về mưa lũ nói trên, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia đã cảnh báo sớm đợt mưa lớn diện rộng ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, cùng với các bản tin dự báo mưa lớn, ngoài ra còn thực hiện các bản tin dự báo lũ, lũ quét và trượt lở đất, ngập úng ở các khu vực trên.

Mưa lũ kéo dài và tình hình xâm nhập mặn khiến diện tích lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long bị thu hẹp, điều này làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thức ăn của chim yến, là một trong những nguyên nhân dẫn đến chim con chết hàng loạt trong tháng 8,9 âm lịch hàng năm.
mua-lon-con-xay-ra-o-tay-nguyen-va-nam-bo-tu-nay-toi-cuoi-nam
Mưa lớn còn xảy ra ở Tây Nguyên và Nam Bộ từ nay tới cuối năm
(Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)

Hiện nay, tình hình thời tiết cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà nuôi yến khiến kỹ thuật và chủ nhà yến vô cùng hoang mang. Tầm Cao Việt xin đưa ra những vấn đề mà kỹ thuật và chủ nhà yến cần lưu ý trong mùa bão:

1. Về cấu trúc, địa thế, vị trí nhà nuôi yến
1.1 Cấu trúc
- Nhà bê tông cốt thép: tường vách nếu không đạt sẽ dẫn đến thấm tường, giữa vách 20cm không có lỗ thoát nước, khi nước mưa tạt vào sẽ là nơi tích nước (vào bằng lỗ thông gió). Lâu dần sẽ thấm xuống sàn làm ướt gỗ và gây mốc. Trường hợp tường, sàn bị thấm thì phải quét chống thấm bên ngoài lại.
- Nhà tiền chế: hiện tượng gió lùa, gió giật có thể làm bong các liên kết của những vách bằng tôn bên ngoài. Mái tôn trên nhà nuôi yến (do cấu trúc khung xương mái không tốt) cũng có thể bị gió lớn làm tốc mái, bay tôn rất nguy hiểm (ghi nhận thực tế đã có trường hợp này). Chủ nhà yến có thể gia cố, đặt bao cát lên mái nhà nuôi yến.
1.2 Vị trí
Ở những điểm dễ sạc lỡ như ven sông hoặc lũ quét như ở các sườn đồi, sườn núi cần có biện pháp bảo vệ kết cấu móng nhà và phần đất xung quanh để giảm thiểu rủi ro xảy ra.

2. Về chim yến
Vắng chim: Gió bão lớn, chim phải đi ăn xa nên không quần, đảo, lượn quanh nhà như những ngày thường. Khi quay về, chim sẽ gặp rất nhiều trở ngại nên có thể sẽ trú ngụ lại các nhà yến khác trên đường về. Và do tập tính di đàn tránh thiên tai của chim yến dẫn đến vắng chim ở khu vực có bão.
Chim tăng đột biến: do đón được những đàn chim di cư nêu trên nên sẽ có những khu vực nhà nuôi yến đột ngột tăng đàn.

3. Về con người

Kỹ thuật và chủ đầu tư cần phối hợp với nhau để có những đánh giá về tác động do bão đối với nhà nuôi yến. Sau đây là những lưu ý cho kỹ thuật và chủ đầu tư mỗi khi vào kiểm tra tình trạng nhà:

  • Cần hết sức lưu ý khi vào nhà yến vào mùa mưa, bão kéo dài. Tắt CB điện tổng, mang ủng trước khi vào nhà yến nhằm tránh rủi ro do điện. Vì nước mưa nhiều khả năng sẽ theo các lỗ thông gió vào nhà làm ướt các mối nối dây điện khiến điện bị rò rỉ, chạm chập. Nên vào nhà yến từ 2 người trở lên để xử lí kịp thời những tình huống xấu xảy ra
  • Bão sẽ thường kèm theo giông, sét nên tuyệt đối không lên mái nhà khi mưa bão đang diễn ra để tránh xảy ra trường hợp trơn trượt. Hạn chế lên nóc chuồng cu làm việc khi trời rầm, sấm sét và gió thổi mạnh.
  • Kiểm tra lại hệ thống loa ngoài (khi không có mưa và mái nhà khô ráo), loa trong nhà yến có thể bị nước mưa tạt, sét làm hỏng, mất tiếng.
  • Tránh trường hợp lên cao bên ngoài nhà yến khi điện thoại bên mình bật 3G hoặc 4G hoặc nghe điện thoại khi ở trên mái nhà (tốt nhất không mang điện thoại theo).
  • Vào mùa mưa bão thường xuyên độ ẩm cao, nên cho ngắt điện những máy phun sương gà hoạt động bằng timer để tránh mốc gỗ trong nhà yến. Sau mùa mưa, các chủ nhà yến và kỹ thuật nên lên kiểm tra lại tình hình gỗ bên trong nhà yến có bị mốc không để kịp thời xử lí.
  • Đặc biệt, với đèn cú cần hết sức cẩn trọng: dây điện đèn cú có thể bị cọ quẹt với mái tôn, cạnh tường (do không được cố định lại), vỏ dây điện sẽ trầy xước hoặc các mối bang keo bị lỏng gây nguy hiểm cho người đi kiểm tra.

HN


Bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

 

Những dịch vụ tại Tầm Cao Việt:

  • thiet-ke-xay-dung-nha-yen
  • sua-chua-bao-tri-nha-nuoi-yen
  • cung-cap-thiet-bi-nha-nuoi-yen
  • Cung-cap-to-yen-sao-chat-luong-cao
  • dich-vu-bat-dong-san-nha-yen
  • cung-cap-go-chuyen-dung-cho-nha-yen
  • CÔNG TY TNHH TẦM CAO VIỆT - GPKD số 0311781324 do SKH-ĐT TP Hồ Chí Minh cấp ngày 11/05/2012

    Trụ sở chính: 38 đường số 1, P. Bình Khánh, Tp Long Xuyên, An Giang (Khu đô thị Sao Mai)

    Chịu trách nhiệm nội dung: Giám đốc Nguyễn Kiên Cường

    Chứng nhận đã Đăng ký Bộ Công Thương

    Copyright © 2018 XÂY NHÀ NUÔI YẾN | TẦM CAO VIỆT ™ || CTY TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG NHÀ YẾN TẦM CAO VIỆT