Những năm gần đây nghề nuôi yến tại các tỉnh Miền Tây đã ngày càng phát triển và đang đẩy mạnh mô hình này. An Giang là một mảnh đất thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, sông nước mênh mông, núi non kỳ vĩ, rừng tràm xanh ngắt một màu, đồng ruộng bát ngát,…Chính vì điều kiện tự nhiên với nhiều lợi thế như trên mà An Giang nói chung cũng như huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn nói riêng đang dần trở thành tâm điểm nuôi yến thu hút được nhiều sự quan tâm của chủ đầu tư.
Đặc điểm tự nhiên của huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn:
- Huyện Tịnh Biên: Với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá phức tạp, vừa có đồi núi vừa có đồng bằng, mang sắc thái đặc biệt ảnh hướng rất lớn đến sự phân bố các loại đất và cây trồng trên địa bàn. Vùng đồi núi thấp và đồng bằng ven chân núi với nền thổ nhưỡng chủ yếu là nhóm đất cát, thích hợp với trồng lúa nương, cây ăn trái và phát triển rừng phòng hộ. Vùng đồng bằng có địa hình thấp, bằng phẳng với nền thổ nhưỡng là các nhóm đất than bùn, đất phèn, đất phù sa thích hợp với kiểu sử dụng 2 lúa.
Một phần của huyện Tịnh Biên |
- Huyện Tri Tôn: Diện tích tự nhiên khoảng 60.039,74ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 74,48%, đất lâm nghiệp chiếm khoảng 8,89%, còn lại là đất ở và đất chuyên dùng. Địa hình đa dạng, vừa có đồi núi, vừa có đồng bằng với nhiều kênh mương lớn nhỏ ngang dọc. Đất đai đa dạng với 4 nhóm đất chính gồm: Đất phù sa, đất phèn, đất than bùn, đất cát núi là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây ăn trái như: xoài thanh ca, xoài đu đủ, vú sữa, mít nghệ, mãng cầu ta, thanh long,…Đặc biệt vùng Núi Dài và Núi Cô Tô, ở độ cao trên 300m so với mực nước biển rất thích hợp trồng các loại cây có múi như: sầu riêng, quýt đường,…
Cánh đồng lúa tại huyện Tri Tôn |
Điểm chung của huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn giúp nghề nuôi yến tại đây phát triển thuận lợi:
- Là hai huyện miền núi của tỉnh An Giang;
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô;
- Huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên là 2 huyện có diện tích rừng lớn nhất tỉnh;
- Các loại cây trồng đa dạng, phong phú giúp tạo ra một lượng côn trùng lớn làm thức ăn cho chim yến. Đồng thời, nguồn nước mặt và nước ngầm rất dồi dào cùng với hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra nguồn nước cho chim yến tắm và uống.
=> Với những điều kiện thuận lợi trên cho thấy huyện Tri Tôn, huyện Tịnh Biên có tiềm năng đầu tư để nghề nuôi yến tại đây phát triển.
Tuy nhiên để bắt tay vào mô hình nuôi yến lấy tổ, chủ đầu tư cần lưu ý về nuôi yến tại huyện Tịnh Biên, nuôi yến tại huyện Tri Tôn và cũng như các huyện khác tại tỉnh An Giang:
1. Quy định nuôi yến ở An Giang
Ngày 27/11/2018, UBND tỉnh An Giang đã ban hành quyết định số 48/2018/QĐ-UBND về quản lý nuôi chim yến trên địa bàn. Quyết định quy định cụ thể công tác quản lý trong lĩnh vực xây dựng, môi trường, vệ sinh thú y; quy định khu vực không được phép hay khu vực hạn chế xây dựng nhà nuôi chim yến và các vấn đề khác có liên quan. Quyết định ban hành tạo bước mới trong công tác quản lý cho đối tượng chim yến; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đầu tư phát triển; đồng thời tạo khung pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng.
Tuy nhiên đến ngày 13/4/2020, UBND tỉnh An Giang ban hành quyết định số 17/2020/QĐ-UBND bãi bỏ quyết định số 48/2018/QĐ-UBND để thực hiện theo Luật Chăn nuôi 2018 và Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/1/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi được ban hành và có hiệu lực. Đồng thời, chỉ đạo Sở NN-PTNT tranh thủ tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành 2 nghị quyết có liên quan về quy định vùng nuôi và quản lý nuôi chim yến trên địa bàn. Các nghị quyết này ra đời tạo khung pháp lý để cho các tổ chức, cá nhân và các cơ quan quản lý nhà nước triển khai áp dụng tại địa phương.
2. Tìm hiểu về đơn vị thi công lắp đặt, giá cả và các chính sách bảo hành nhà yến
Thi công lắp đặt cho nhà yến mới/ nhà yến cải tạo:
- Phương án Lắp đặt trọn gói: hai bên sẽ kỹ hợp đồng cam kết về hiệu quả nhà yến, chăm sóc nhà yến định kỳ và bảo hành thiết bị theo thời gian cam kết.
- Phương án Gói Thuê công lắp đặt kỹ thuật: khách hàng mua thiết bị và thuê nhân công tại công ty lắp đặt (Giá gói tính trên m2, không bao gồm bảo hành bảo trì hay đảm bảo cam kết)
- Phương án Hợp tác: hai bên cùng thỏa thuận bỏ vốn vào cùng hợp tác đầu tư xây dựng nhà yến theo phương châm: Bình đẳng- liên kết phát triển bền vững.
Thi công sửa chữa nhà yến thất bại miễn phí:
- Giải pháp 1: Sửa nhà yến miễn phí
Tầm Cao Việt sẽ đầu tư 100% chi phí thiết bị, máy móc, nhân công cho việc sửa chữa đồng thời hai bên ký hợp tác cùng nhau chăm sóc, bảo trì nhà yến. Kết thúc hợp tác bàn giao toàn bộ nhà yến và hướng dẫn kỹ thuật tự chăm sóc cho chủ nhà yến. Chủ nhà yến sẽ không mất chi phí gì cho việc khắc phục sửa chữa nhà yến.
- Giải Pháp 2: Tư vấn sửa chữa
+ Tư vấn phương án khắc phục
+ Lập danh mục thiết bị cần sửa chữa
+ Hướng dẫn cách khắc phục phần thô (không trực tiếp thi công).
+ Thi công sửa chữa nhà yến theo kỹ thuật mới nhất.
+ Chăm sóc/ hướng dẫn kỹ thuật qua điện thoại/ zalo miễn phí trọn đời.
- Giải Pháp 3: Cam Kết Thành Công
+ Thời gian hợp đồng: 12-18 tháng;
+ Chi phí hợp lý;
+ Cam kết chất lượng rõ ràng, minh bạch
+ Chính sách bồi thường: Theo tỷ lệ % không đạt yêu cầu.
3. Thử chim
- Khi lựa chọn được địa điểm và đơn vị uy tín, chủ đầu tư nên phối hợp với nhân viên kỹ thuật của đơn vị tới khảo sát để đánh giá chính xác về tình hình trước khi bắt tay vào xây dựng nhà yến.
- Thời điểm thử chim tốt nhất: sáng từ 6h- 10h, chiều 16h- 18h.
4. Những điều cần lưu ý khi xây dựng phần thô
Xây dựng phần thô phải đạt được 6 tiêu chí sau:
- Nắng không nóng,
- Mưa không ồn,
- Thoáng không khí,
- Chống thấm tuyệt đối,
- Không lọt sáng,
- Ngăn phòng hợp lí.
Không những thế, ngoài huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn còn một số huyện khác tại tỉnh An Giang cũng có những điều kiện tự nhiên tương tự rất phù hợp với nghề nuôi yến phải kể đến như: huyện Châu Đốc, Thoại Sơn, Tri Tôn, Chợ Mới,....
Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm một số khu vực lân cận khác có tiềm năng phát triển nghề nuôi yến như:
- Vùng nuôi yến ở Long An: huyện Đức Hòa, Đức Huệ, Thị xã Kiến Tường, Mộc Hóa,...
- Vùng nuôi yến ở Tiền Giang: huyện Cai Lậy, Tiên Phước,...
- Vùng nuôi yến ở Đồng Tháp: huyện Hồng Ngự, Cao Lãnh, Lấp Vò,..
- Vùng nuôi yến ở Vĩnh Long: huyện Tam Bình, Vũng Liêm,...
- Vùng nuôi yến ở Cần Thơ: Cái Răng, Ba Láng, huyện Phong Điền, Thốt Nốt, Cờ Đỏ, Thới Lai,...
- Vùng nuôi yến ở Sóc Trăng: trừ khu vực Thạnh Trị và Trần Đề;
- Vùng nuôi yến ở Hậu Giang: toàn tỉnh;
- Vùng nuôi yến ở Kiên Giang: huyện Tân Hiệp;
- Vùng nuôi yến ở Cà Mau: huyện Trần Văn Thời, U Minh.
Mọi thắc mắc về khảo sát vùng nuôi yến vui lòng liên hệ hotline 0915.265.267
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét