Bão Noru, cơn bão số 4 được cho là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử 20 năm trở lại đây. Trước sức gió nhanh và vô cùng mạnh như vậy rất khó tránh khỏi những thiệt hại về nhà cửa, tài sản, trong đó có nhà nuôi chim yến. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại cho nhà yến trước cơn bão số 4 _ bão Noru là vấn đề rất nhiều chủ nhà yến quan tâm lúc này.
Theo trung tâm khí tượng thủy văn, cơn bão số 4 _ bão Noru (Tiếng Hàn Quốc dịch sang có nghĩa là: Con Hoẵng) được hình thành từ một vùng áp thấp ngoài khơi của đảo quốc Philippines, mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong ngày 22/9 và sau đó tiếp tục mạnh lên thành bão vào ngày 23/9. Đây là cơn bão khá dị thường khi di chuyển vô cùng thần tốc, đặc biệt là tăng cấp rất nhanh, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đất liền các tỉnh miền Trung nước ta.
|
Siêu bão Noru ngoài biển Đông (Ảnh: TT Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) |
Dự báo ngày 28/09/2022, bão Noru sẽ tiến vào đến đất liền của lãnh thổ Việt Nam. Tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi được cho là hai tỉnh có tâm bão đi qua nên sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
|
Dự báo đường đi của bão Noru vào lãnh thổ Việt Nam (Nguồn: Tầm Cao Việt) |
Tiếp theo các tỉnh cũng được cho là bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cơn bão số 4 Noru là: Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk, các tỉnh ven biển như: Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị, ... Bão Noru được cho là cơn bão mạnh nhất lịch sử trong 20 năm trở lại đây, chính vì vậy không thể xem thường sức tàn phá của nó. UBND các tỉnh thành tại khu vực Miền Trung cũng đã có những phương án phòng bị đón bão để giảm thiểu tối đa nguy cơ cho địa phương.
Cùng với việc gia cố nhà cửa, sơ tán người ở một số nơi được cho là bão Noru có thể ảnh hưởng nặng nề nhất thì việc các chủ nhà yến tại các khu vực này cần chuẩn bị các phương án để giảm thiểu thiệt hại cho nhà yến của mình cũng là điều hết sức cần thiết như:
1. Gia cố lại nhà yến. Có thể sử dụng dây để chằng chống mái nhà kiên cố, xử lý triệt để chống thấm dột.
2. Kiểm tra, thực hiện biện pháp bảo vệ hệ thống máy móc thiết bị bên trong nhà yến, tắt toàn bộ hệ thống phun sương tạo ẩm.
3. Không nên ra vào nhà yến kiểm tra hay khắc phục sự cố khi đang mưa giông. Sau khi bão đi qua thì nên tắt tất cả các thiết bị điện trước khi vào nhà yến kiểm tra.
4. Di dời các thiết bị điện lên cao để phòng tránh ngập lụt có thể xảy ra.
5. Thường xuyên cập nhật thông tin thời sự để theo dõi diễn biến thời tiết, từ đó có những phương án ứng phó kịp thời.
6. Liên hệ các đơn vị tư vấn kỹ thuật để có hướng khắc phục hư hại kịp thời ngay khi bão đi qua.
Trên đây là một số thông tin về cơn bão số 4_ bão Noru và một số cách ứng phó khi bão tới hi vọng có thể giúp chủ nhà yến tại vùng bị ảnh hưởng bởi bão giảm thiểu được những thiệt hại cho nhà yến của mình.
Khi cần liên hệ tư vấn các vấn đề về nhà nuôi yến hoặc khắc phục các sự cố cho nhà yến, Quý khách vui lòng liên hệ Tầm Cao Việt qua điện thoại: 028 6252 4947 - 0917 875 168 (P. Kinh Doanh) - 0914 691 069 (P. Kỹ Thuật) để được tư vấn Miễn Phí.
- Leica-
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét