Không chỉ là…chuyện nghề (Phần 1)
“Chúng tôi đã góp phần vào việc bảo tồn loài
chim yến như thế”.
Ba
Tri, Bến Tre tháng 7 năm 2016
Chúng tôi có dịp thăm lại
mảnh đất dừa Bến Tre anh hùng trong đợt đi thi công xây dựng công trình nhà yến
mới tại đây vào những ngày đầu tháng 7/2016. Công trình nhà yến tại Ba Tri lần này xét về quy mô có thể nói là lớn nhất nhì tỉnh Bến Tre khiến
chúng tôi vừa phấn khởi vừa thấy có chút áp lực. Mảnh đất Ba Tri chào đón chúng
tôi bằng những trận mưa rả rích khiến khung cảnh ở đây lại càng tĩnh mịch hơn.
Với cảnh đẹp thiên nhiên sông nước yên bình, Miền Tây vẫn luôn hút hồn người
như thế. Vì môi trường còn khá nhiều yếu tố tự nhiên nên chẳng có gì lạ khi nơi
đây được coi là một trong những thiên đường của loài chim yến.
Lần này đi, đội ngũ kĩ
thuật gồm có bốn người đều là anh em đã sát cánh cùng nhau trong suốt những năm
tháng "chinh chiến" làm nhà ở cho chim Yến dọc theo chiều dài tổ
quốc, với bao nhiêu kỉ niệm buồn- vui đủ cả. Kỹ thuật trong tay, "đồ
nghề" đầy đủ, chúng tôi thật nóng lòng đến lúc bắt tay vào thi công, mau
chóng giúp chim yến có thêm chỗ trú ngụ an toàn.
Một công trình xây dựng nhà
yến do Tầm Cao Việt phụ trách thường
gồm 2 đội: đội xây dựng phần thô (đội này không phải nhân viên của Tầm Cao Việt
mà do chủ nhà yến thuê các đơn vị chuyên xây dựng nhà ở địa phương) chịu trách
nhiệm về xây dựng nền móng và toàn bộ phần thô của ngôi nhà yến theo bản vẽ mà
Tầm Cao Việt thiết kế trước đó, đồng thời chịu sự giám sát về mặt kỹ thuật của
Tầm Cao Việt trong quá trình xây; đội thứ hai là đội kĩ thuật (bao gồm các nhân
viên của Tầm Cao Việt) chịu trách nhiệm lắp đặt toàn bộ thiết bị hỗ trợ nuôi
yến một cách hoàn chỉnh, vận hành máy móc trơn tru và sau đó chuyển giao công
nghệ nhà yến lại cho chủ nhà để nhà yến chính thức đi vào hoạt động.
 |
Xây dựng phần thô nhìn từ bên trong |
 |
...và bên ngoài dưới sự giám sát kỹ thuật của Tầm Cao Việt. |
Để thuận tiện, thông
thường, đội xây dựng làm xong, đội kĩ thuật mới bắt tay vào công việc. Tuy
nhiên, lần này, để đảm bảo nhà yến đi vào hoạt động đúng thời gian dự kiến, đội
kĩ thuật đã phải bắt đầu công việc sớm hơn khi đội xây dựng chưa hoàn thành
xong công việc của mình.
Sáng sớm đầu tiên chúng tôi
đến Ba Tri, trời sầm sì, mưa rả rích, mấy khu đất bạt ngàn Thanh Long và dừa
bao quanh khu dân cư xanh mướt dưới mưa…Ngày đầu tiên ở Ba Tri yên bình và quen
thuộc đến lạ.
 |
Quang cảnh xung quanh nhà yến Ba Tri trong một ngày không mưa |
Chủ nhà tiếp đón chúng tôi
nồng hậu bằng tình cảm chân chất của những con người dân dã, thôn quê. Là người
nhạy bén trong kinh doanh, bằng việc tận dụng vốn kiến thức am hiểu về vật
nuôi, cây trồng, ngành nghề kinh doanh của chú khá phong phú từ nuôi heo sạch,
sản xuất kẹo dừa đến trồng thanh long, trồng bưởi da xanh. Đến nay chú đã có cơ
ngơi khá đồ sộ, là niềm mơ ước đối với nhiều người. Giờ đây, lĩnh vực kinh
doanh của chú sắp thêm một loại hình mới đó là nuôi chim yến lấy tổ.
Chúng tôi trao đổi sơ qua với chú về quy trình công
việc sau đó bắt tay vào làm.
Ngày
4/7/2016
Ngày làm việc đầu tiên của
đội kĩ thuật bắt đầu từ 7 giờ sáng. Anh Vĩnh- đội trưởng đề ra kế hoạch 5 phút, anh em
chuẩn bị đồ đạc và bắt đầu phân công nhau những công việc đầu tiên: câu dây
loa, cắt góc thanh gỗ, làm dấu trên thanh gỗ, khoan tắc kê, bắt vít,...để chuẩn
bị cho giai đoạn lắp thanh gỗ làm tổ cho chim yến lên trần nhà.
 |
Cắt góc thanh gỗ |
 |
Câu giây loa |
 |
Khoan lỗ, bắt vít để đóng gỗ lên trần nhà |
Công việc
chuẩn bị diễn ra khá suôn sẻ và được thực hiện chủ yếu trong nhà nên mưa cũng
không làm ảnh hưởng đến tiến độ…cho đến khi bắt đầu đưa gỗ vào lắp đặt thì
chúng tôi phát hiện vấn đề: trên trần nhà xuất hiện nhiều những đốm trắng, đó
chính là nấm mốc.
Những ngày này, Ba Tri mưa
khá nhiều gây khó khăn cho đội xây dựng phần thô, làm tiến độ công trình chậm
lại. Cũng do mưa quá nhiều, trần nhà không khô kịp và bị thấm nước gây mốc
trắng cục bộ. Việc lắp đặt thanh gỗ không thể tiếp tục diễn ra chừng nào chưa
tiêu diệt được nấm mốc, nếu không nấm mốc sẽ lan sang cả những thanh gỗ khiến
sau này khi nhà yến đi vào hoạt động chim yến không thể làm tổ được.
Ngay lập tức, đội kĩ thuật
đã kịp thời đưa ra hướng giải quyết đó là: dùng quạt công nghiệp công suất lớn
thổi kèm hơi nóng luân chuyển vào từng phòng trong nhà yến để hong khô trần
nhà, tiêu diệt nấm mốc bằng giấm chuyên dụng, đồng thời báo cáo tình hình lên
cấp trên xin cung cấp một số thiết bị để tiến hành phương án khắc phục. Sau hai
ngày áp dụng liên tục phương án khắc phục, trần nhà đã khô hoàn toàn, không còn
nấm mốc.
 |
Trần nhà bị nấm mốc |
 |
Trần nhà bị nấm mốc |
Khi vấn
đề nấm mốc vừa được giải quyết, chúng tôi lại gặp phải rắc rối khác đó là phát
hiện thiếu khá nhiều thiết bị bao gồm: 40 loa dẫn, 40 bộ béc phun, 02 loa cửa, và một số thiết bị lắp đặt khác. Đây là lần đầu tiên xảy
ra mất mát tại công trình khiến anh em kĩ thuật chúng tôi lúng túng trong việc
xử lý tình huống. Đơn vị thi công kĩ thuật nhà yến làm việc song song với đội
thi công xây dựng phần thô lại càng khiến chúng tôi gặp khó khăn hơn trong việc
tìm ra nguyên nhân.
 |
Tập kết thiết bị và phát hiện thiếu một số loa, béc phun sương |
Đến cuối ngày, cả đội vẫn
chưa tìm ra được nguyên nhân mất trang thiết bị tại hiện trường công trình,
chúng tôi buộc phải báo cáo tình hình về Sài Gòn để nhận sự chỉ đạo giải quyết
từ ban Giám Đốc.
Kết thúc một ngày dài với
khá nhiều rắc rối chưa được giải quyết, Ba Tri ôm chúng tôi vào lòng làm dịu đi
những mệt mỏi. Ba Tri không heo hút, không vắng vẻ mà khá tấp nập nhưng buổi
tối ở đây khiến người ta cảm thấy rất yên bình. Ngoài rặng dừa, tiếng ếch, nhái
văng vẳng vọng lại cho đến khi cả đội chúng tôi chìm vào giấc ngủ.
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét