Không chỉ là…chuyện nghề (Phần 2)
“Chúng tôi đã góp phần vào việc bảo tồn loài
chim yến như thế”.
Ba
Tri, Bến Tre tháng 7 năm 2016
Ngày 5/7/2016
Ba Tri vẫn tiếp tục mưa
không ngớt, tưởng chừng đất cát cũng muốn úng nước theo. Ngày thứ hai tại công trình, cả đội tiếp tục
làm nốt công việc còn dang dở.
Cùng ngày, đội chúng tôi
buộc phải tách một người- Anh Vĩnh đội trưởng đội kĩ thuật, về Sài Gòn để nhận
nhiệm vụ mới đi công trình ở Ayun Pa- Gia Lai vì những tháng giữa năm như thế
này thường là lúc lượng công trình khá nhiều, nhân lực sẽ phải chia ra để thi
công công trình ở các khu vực khác nhau. Anh Khoa lên dẫn đội và chỉ đạo công
trình trong khi đội trưởng vắng mặt.
Anh Vĩnh là người đã trực
tiếp khảo sát thử chim ở Ayun Pa trước đó nên khá am hiểu về môi trường nơi
đây. Đội kĩ thuật có bốn người, nay còn lại ba. Thiếu nhân lực, thiếu thiết bị,
lại ở cách xa Sài Gòn, chúng tôi rơi vào thế bị động, một số công đoạn lẽ ra có
thể tiến hành làm ngay được nhưng buộc phải đợi thiết bị bổ sung từ Sài Gòn về
mới có thể tiếp tục.
Rắc rối này chưa giải quyết
được, rắc rối khác lại kéo đến, công trình lần này với quy mô khá lớn vậy mà
giờ đây, công việc đang bị đình trệ một cách nghiêm trọng.
Lại một ngày nữa trôi qua thêm
những khó khăn mới, nhưng do cuộc sống ăn ngủ với công trình đã quen, khó khăn
làm chúng tôi mệt mỏi nhưng đó cũng chính là lúc chúng tôi phát huy tinh thần
làm việc cao độ nhất. Không lẽ “chinh chiến” qua bao nhiêu công trình mà một
chút rắc rối cỏn con này cũng phải phiền lòng hay sao? Vậy là cả đội kĩ thuật
chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần và xác định phải linh động trong công việc,
việc nào có thể đẩy lên làm trước thì làm trong khi chờ thiết bị bổ sung theo
sự chỉ đạo của cấp trên.
Ngày 6/7/2016….
Do đều là những người con
Miền Tây sông nước, chúng tôi khá quen thuộc với khí hậu của Ba Tri. Cảm giác
mỗi buổi sáng thức dậy giống như mình đang ở nhà, rất đỗi bình yên tạm xua đi
những lo toan, mệt mỏi cho anh em kĩ thuật chúng tôi.
Cũng trong buổi sáng, chúng
tôi nhận được tin một đội kĩ thuật đã hoàn thành công trình từ Cà Mau về, sẽ
được bổ sung xuống Ba Tri để hỗ trợ công việc cho kịp tiến độ. Đội kĩ thuật bổ
sung gồm có ba người, do anh Út làm trưởng đội. Vậy là vấn đề nhân lực đã tạm
thời được giải quyết.
Trong
những ngày đợi chờ thiết bị và nhân lực tiếp theo, đội kĩ thuật ban đầu gồm ba
người chúng tôi tiếp tục tiến hành đóng thanh gỗ làm tổ cho chim yến lên trần
nhà vì lúc này trần nhà đã khô hoàn toàn, đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo kĩ
thuật.
|
gỗ trước khi được xử lý và cắt theo đúng quy cách để lắp đặt |
|
Làm việc trong nhà yến phải đảm bảo đủ ánh sáng, |
|
quy trình đóng gỗ phải theo đúng qui cách, không quá hẹp để đảm bảo không gian sinh hoạt của chim, |
Trước khi xuống thi công
công trình mới tại Ba Tri, đội kĩ thuật bổ sung do anh Út dẫn dầu đã có dịp ghé
thăm căn nhà yến của chú Tư cũng tại Ba Tri này. Căn nhà Yến này đã được
Tầm Cao Việt sửa chữa cách đây 3,5 tháng. Trước đó, chú Tư thuê một công ty
ở địa phương xây dựng nhà yến cho mình. Căn nhà yến của chú hoạt động được
khoảng ba năm nhưng hoàn toàn không hiệu quả, lượng chim yến chỉ khoảng vài
trăm con với vài chục tổ, sản lượng quá ít ỏi cho một nhà yến có tuổi thọ vài
năm. Trước tình hình như vậy thì việc sửa chữa là điều tất yếu nếu muốn nhà yến
thành công.
Cơ duyên đưa chú Tư đến
với Tầm Cao Việt là nhờ sự giới thiệu của anh Chiến, một người bà con xa của
chú. Căn nhà yến của anh Chiến cách nhà chú Tư chỉ chừng 500 mét. Anh Chiến
cũng đã từng nhờ đến Tầm Cao Việt sửa chữa cho căn nhà yến của mình cách đây
khoảng hơn một năm. Vốn là người có học thức lại ham học hỏi, việc tìm hiểu
thông tin về kĩ thuật nuôi chim yến qua mạng Internet với anh là việc làm không hề khó khăn. Anh có bộc bạch với chúng tôi rằng, để lựa chọn Tầm Cao
Việt cho việc sửa chữa nhà yến của mình, anh đã mất cả tháng trời nghiên cứu.
Là người cẩn thận, nhà yến của anh lại đang rơi vào tình trạng không hiệu quả,
nếu chọn sai đơn vị sửa chữa, nhà yến hư lại càng thêm hư. Thời điểm đó, anh
không còn quan tâm đến chi phí đắt hay rẻ mà điều anh quan tâm là chất lượng
nhà yến sau cải tạo. Nghiên cứu qua rất nhiều các đơn vị xây dựng nhà yến, điều
khiến anh chú ý đến dịch vụ của Tầm Cao Việt đó là cái TÂM với nghề và nhìn vào các công trình nuôi yến thành công.
Sau hơn một năm sửa chữa,
hiện nhà yến của anh Chiến có trên hai ngàn con chim yến về sinh sống và khoảng
năm trăm tổ yến, sản lượng tăng gấp một trăm lần so với trước khi sửa chữa. Vậy
là chúng tôi lại vừa thành công trong việc giúp cho hàng ngàn con chim yến, sau
này có thể là hàng chục ngàn con chim yến có chỗ trú ngụ. Thật không còn động
lực làm việc nào tốt hơn đối với chúng tôi bằng việc nhìn thấy kết quả công
trình mình đã xây dựng nay đạt được thành công vượt bậc như vậy.
Quay trở lại thời gian sửa chữa nhà yến của chú Tư hơn ba tháng trước, do kỹ thuật của đội xây dựng
trước khá thô sơ và nguyên liệu không đảm bảo nên khiến căn nhà yến xuống cấp
trầm trọng. Các thanh làm tổ cho chim yến bằng bê tông chứa nhiều cát, bụi và
tạp chất, hệ thống tạo ẩm, tạo mùi rất sơ sài, không đảm bảo được mùi đặc
trưng, kĩ thuật lắp đặt khá cũ không còn phù hợp với nhịp phát triển của đàn
yến. Đội khảo sát của chúng tôi do anh Cường- giám đốc kỹ thuật của Tầm Cao
Việt dẫn đầu đã trực tiếp xuống khảo sát nhà yến của chú Tư và đưa ra
phương án sửa chữa: thay mới trang thiết bị hoàn toàn, đồng thời chỉ định ngăn
phòng cho nhà yến. Anh Út dẫn theo hai anh em kĩ thuật nữa được cử đi giám sát
trực tiếp việc ngăn vách xây phòng, bố trí hợp lý cho nhà yến và đảm nhận công
trình sửa chữa cho đến khi hoàn thành.
|
Tổ yến làm trên bê tông ở nhà yến chú Tư |
|
..bị nhiễm nhiều tạp chất |
|
Nhà yến trước khi ngăn phòng |
|
và trần nhà làm hoàn toàn bằng bê tông làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chim và chất lượng tổ |
Mười ngày sau, việc ngăn
phòng cho nhà yến của chú Tư hoàn thành, đội kĩ thuật bắt tay vào việc sửa
chữa.
|
xây tường ngăn phòng tại nhà chú Tư, |
|
dưới sự giám sát kỹ thuật của Tầm Cao Việt |
Gặp lại đội kĩ thuật, chú
Tư mừng rỡ và kì vọng rất nhiều vào sự thành công vượt bậc cho căn nhà yến
của mình. Chú sắp xếp nhà nghỉ cho anh em trong đội kĩ thuật tại nhà trọ đối
diện công trình để tiện việc đi lại sửa chữa cũng như nghỉ ngơi.
Ngày thứ nhất,..
Đội kĩ thuật chuyển gỗ và
tập hợp trang thiết bị đến nhà yến để phục vụ việc sửa chữa. Công việc diễn ra
khá suôn sẻ và chúng rôi hầu như không gặp bất cứ trở ngại nào. Ngay cả đến thời
tiết cũng ủng hộ anh em kĩ thuật chúng tôi.
Ngày thứ hai,…
Đội kỹ thuật thức dậy từ khá
sớm. Sau khi ăn xong bữa sáng, cả đội lại tiếp tục bắt tay vào công việc. Cả đội phân chia nhau tiến hành câu dây loa. Công đoạn này không hề phức tạp tuy
nhiên với diện tích nhà khá rộng, số lượng loa nhiều khiến anh em trong đội
phải tập trung làm việc hết công suất.
Đến cuối ngày, toàn bộ hệ
thống loa: loa ru, loa dẫn, loa phóng, loa gọi đều được tra dây xong.
Ngày thứ ba,…
Theo kế hoạch, ngày thứ ba
là ngày khá bận rộn với các công việc tháo gỡ thiết bị cũ, đồng thời lắp đặt
luôn thiết bị mới theo phương châm “làm
đến đâu là mới đến đó”. Dưới sự chỉ đạo của anh Út- trưởng đội, công việc
được phân công rõ ràng từng người cho từng khâu: người gỡ loa cũ, người cắt gỗ,
người đo kích thước để chèn thêm thanh gỗ vào lam bê tông để gắn loa.
|
Đi dây điện và gắn hệ thống loa |
Công đoạn này, đội kỹ thuật làm khá chật vật do đơn vị thi công cũ dùng vữa xây xi măng rất non, dẫn đến dễ
bong tróc khi có tác động của lực. Khi bắt đầu khoan lỗ để bắt đinh vít, cát
bụi theo lỗ khoan rơi xuống rất nhiều gây khó khăn tầm nhìn cho anh em thi công
công trình.
|
Trần nhà xây bằng xi măng non gây cản trở cho việc sửa chữa |
Phải mất gần một tuần
chúng tôi mới có thể tiến hành lắp đặt xen kẽ xong toàn bộ phần thanh gỗ và hệ
thống loa lên trên trần nhà.
Vì việc thay thế thanh gỗ
chỉ có thể thực hiện xen kẽ lam bê tông nên để tăng thêm diện tích làm tổ cho
chim yến, cũng như tránh được cát bụi rớt vào tổ chim mỗi khi chim yến bay về
đập cánh vào trần nhà, đội kỹ thuật tư vấn lắp đặt thêm cho chú Tư những cái
thúng úp ngược phía trên trần nhà đã được xử lý chống mốc để cho chim làm tổ vào đó. Việc này nhằm tránh cho tổ yến bị lẫn tạp chất từ
xi măng, cát, đá trên tường, đảm bảo chất lượng tổ yến được tốt nhất và khá
tiết kiệm chi phí.
|
Hệ thống âm thanh và phòng điều khiển kỹ thuật cũng được thay mới hoàn toàn |
|
TCV 7000 cho hệ thống tạo ẩm |
|
Tạo mùi cho nhà yến |
Đã hơn ba
tháng trôi qua nhưng đến nay, những kí ức thi công sửa chữa công trình nhà chú
Tư vẫn còn hiện rõ khi chúng tôi về lại nơi đây. Vẫn con đường, quang cảnh
ấy, chú Tư vẫn rất đỗi nồng hậu chào đón chúng tôi như ngày đầu mới gặp...chỉ
có nhà yến của chú là đã “khác” xưa.
|
nhà yến sau khi sửa chữa được lắp đặt thêm thúng để tạo không gian làm tổ cho yến và chắn được bụi |
|
hệ thống phun sương tạo ẩm khi nhà yến đi vào hoạt động |
Kể từ khi
sửa chữa tính đến nay, lượng chim ở lại nhà yến của chú đã lên tới khoảng bảy
đến tám trăm con, thu được 300gram yến thô, còn khoảng 100 tổ. Với nhà yến cải
tạo sau 3,5 tháng thì đây được coi là thành công vượt bậc, đạt 100% kế hoạch đề
ra.
|
Nhà chú Tư trong diện mạo mới sau khi sửa chữa |
Chào tạm biệt anh Chiến và
chú Tư với tâm trạng khá phấn khởi, đội kĩ thuật bổ sung tiếp tục
hành trình đến công trình mới tại Ba Tri cách đó không quá xa.
By Leica
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét