Không chỉ là…chuyện nghề- Phần 3 (Phần cuối)
“Chúng tôi đã góp phần vào việc bảo tồn loài
chim yến như thế”.
Ba
Tri, Bến Tre tháng 7 năm 2016
Xem lại >>> Phần 2
Ngày 7/7/2016
Mấy ngày này, Ba Tri nắng
ráo hơn rất nhiều so với những ngày đầu chào đón đội kỹ thuật chúng tôi. Nguồn
nhân lực tại công trình xây mới tại Ba Tri đã được bổ sung, tiến độ công
trình lẽ ra được đẩy mạnh rất nhiều nhưng do phần thô chưa hoàn thành hoàn toàn
cộng với “đồ nghề” còn thiếu nên chúng tôi phải linh hoạt sắp xếp, đẩy công
việc có thể làm được lên trước. Anh em tiếp tục đóng thanh gỗ làm tổ lên trần
nhà, đi dây loa trên gỗ,…v.v.
Buổi trưa, thời tiết ở đây
khá nắng, anh em tranh thủ ăn uống nghỉ ngơi và vào việc ngay khi đến giờ.
Kết thúc ngày làm việc, tỷ
lệ thanh gỗ làm tổ cho chim yến được đóng hoàn thành 90% diện tích nhà, chỉ còn
một phòng chưa thể đóng gỗ do phải chờ đội xây dựng phần thô hoàn thành mới có
thể lắp đặt được. Công việc công trình lúc này diễn ra khá suôn sẻ khiến tinh
thần cả đội được cải thiện rất nhiều.
Ngày 8/7/2016
Ngày thứ năm tại công trình Ba Tri,
Anh em kĩ thuật tiếp tục
công việc bắc loa gọi và loa phóng tầm xa cho nhà yến. Loa gọi và loa phóng
được đặt ngoài nhà yến, phía trên mái nhà nhằm mục đích khuếch đại âm thanh,
thu hút chim yến tầm xa bay về tham quan nhà yến.
Sử dụng loa
lục giác 6D cho việc gọi chim yến về
Lắp đặt loa
phóng thu hút chim yến tầm xa về thăm quan nhà yến
Đồng thời thiết kế béc tắm phía ngoài nhà cho chim
yến tắm mát
Đi dây điện
kết hợp thiết kế béc tắm cho chim yến
Cho dây điện
vào ống mủ dẻo để bảo vệ dây khỏi nắng mưa và chống oxy hóa.
Đến cuối ngày, việc lắp đặt
TCV 7000 cũng vừa hoàn thành. TCV 7000 là thiết bị được Tầm Cao Việt chế tạo ra trong quá trình làm việc, dùng để tạo ẩm hoặc tạo mùi cho nhà
yến đều được.
Lắp đặt TCV
tạo ẩm và tạo mùi
Với thiết kế quạt được đóng
trên thân TCV 7000 giúp cho khả năng khuếch tán hơi sương được mạnh hơn. Hệ
thống ống dẫn bao quanh tường nhà khiến hơi sương được tán rộng, tạo độ ẩm cho
nhà yến một cách đồng đều.
Ngày 9/07/2016,…
Vậy là một tuần đã trôi
qua, công trình nhà yến đang được gấp rút hoàn thành, chẳng bao lâu nữa, chim
yến lại có thêm chỗ để đi đi, đi về…chỉ mới nghĩ đến đó là bao nhiêu mệt mỏi
khó khăn với chúng tôi dường như được xua tan hết. Trang thiết bị từ Sài Gòn
gửi xuống đã đầy đủ, đội ngũ kĩ thuật cũng đã được bổ sung, anh em trong
đội lúc này tập trung toàn bộ sức lực vào công việc.
Một số anh em được phân
công lắp đặt tiếp những phần còn sót lại do chưa đủ trang thiết bị. Số còn lại
được giao nhiệm vụ lắp đặt phòng kĩ thuật và tạo bàn chông chống cú.
Bàn chông chống cú được đặt
ngay cửa lối chim ra vào nhằm tránh cú xâm nhập làm hại đàn yến.
Lắp đặt bàn
chông chống cú ở cửa ra vào của nhà yến
Lắp đặt phòng kĩ thuật
không hề khó nhưng đòi hỏi phải cẩn thận, đấu dây điện chính xác vì nếu không
sẽ rất dễ dẫn đến chập điện cháy nổ. Thêm vào đó, phòng kĩ thuật cũng cần phải
đảm bảo tính thẩm mỹ chứ không đơn thuần chỉ là dây nối dây chằng chịt.
Lắp đặt camera quan sát nhà
yến từ xa, giúp chủ nhà chủ động theo dõi nếp sinh hoạt cũng như sự thay đổi
của nhà yến.
Camera giúp
quan sát nhà yến từ xa dễ dàng
Có thể nói độ ẩm trong nhà yến giống như một con dao hai lưỡi, nếu không ở thế
cân bằng, dao có thể khiến bạn tổn thương. Độ ẩm cao quá dễ khiến nấm mốc phát
triển, sinh sôi, ngược lại, nếu độ ẩm thấp lại không đảm bảo được điều kiện
sống của chim yến, tổ yến sẽ không đẹp hoặc chim rất dễ rời nhà yến đi tìm chỗ
ở mới. Vì vậy cần phải có thiết bị để kiểm soát
độ ẩm nhà yến.
Thiết bị kiểm soát độ ẩm nhà yến
Thiết bị kiểm soát độ ẩm là
thiết bị khá quan trọng giúp chúng ta biết được độ ẩm ở mức chuẩn ( 80-95%) hay
chưa, từ đó điều chỉnh cho phù hợp.
Những ngày gần cuối ,….
Nhìn căn nhà yến đang dần
hoàn thành với những công đoạn cuối cùng mà anh em kĩ thuật chúng tôi lại càng
hăng say hơn.
Việc xử lý mùi bê tông và
tạo mùi cho nhà yến là khâu cuối cùng tuy nhiên cũng quan trọng không thua kém
một giai đoạn nào trong quá trình thi công làm nhà yến. Để xử lý mùi bê tông
đồng thời tạo côn trùng cho nhà yến, chúng tôi xắt chanh, khóm ra thành từng
miếng nhỏ, sau đó vắt lấy nước rồi cho vào góc phòng nhà yến.
Khử mùi và tạo côn trùng cho nhà yến
Đây có thể coi là biện pháp
hiệu quả khử và tạo mùi tự nhiên cho nhà yến, đồng thời khá tiết kiệm chi phí
so với các biện pháp khử mùi bằng các dung dịch hóa học khác.
Tiếp theo, chúng tôi tạo
mùi đặc trưng tự nhiên cho nhà yến bằng cách cho phân chim yến vào thau, cho
mùi dẫn dụ đặc trưng được pha trộn bởi Tầm Cao Việt. Đây là giai
đoạn cuối cùng để hoàn thiện công trình nhà yến.
Tạo mùi đặc trưng tự nhiên cho nhà yến
Ngày 14/07/2016, ngày cuối
cùng ở công trình,…
Vậy là gần hai tuần ăn ngủ,
làm việc tại công trình đã trôi qua. Ngày cuối cùng ở lại đây chúng tôi mới có
dịp thực sự được ngắm nhìn quang cảnh xung quanh. Buổi sáng thức dậy không còn
hối hả với công trình. Nếu có ai đó hỏi chúng tôi rằng điều gì làm chúng tôi ấn
tượng nhất về những ngày ở đây thì chắc chắn đó là ...những rặng dừa rì rào mỗi
sáng, là những vườn thanh long bạt ngàn dưới mưa, là những vườn bưởi da xanh
xanh mướt, là những cánh chim yến chao lượn….tất cả làm nên một khung cảnh rất
đỗi yên ả và thanh bình.
Khung cảnh
xung quanh nhà yến những ngày cuối
Buổi chiều, sau khi mở máy vận hành nhà yến, chúng tôi bàn giao nhà yến và hướng dẫn chủ nhà cách quản lý, chăm sóc cơ bản. Sau đó, cả đội tạm biệt chủ nhà lên xe trở về Sài Gòn mang theo trong lòng rất nhiều kỉ niệm
đáng nhớ và đặc biệt là sự kì vọng lớn vào sự thành công của công trình mình
vừa xây xong. Những hàng dừa ven đường rì rào, từng đàn chim yến bay lượn ríu
rít trên bầu trời,…tất cả như đang vẫy chào chúng tôi và hẹn gặp lại vào
một ngày Ba Tri ngời sắc hơn…Chúng tôi tin là như vậy!
Cuộc sống công trình xa nhà hàng tháng trời đằng đẵng đôi khi khiến
chúng tôi vô cùng mệt mỏi, đặc biệt là thời gian mới vào nghề. Ai cũng biết nhà
yến thành công mang lại lợi nhuận to lớn như thế nào, nhưng ít ai biết rằng để
xây lên một ngôi nhà yến thành công như vậy, những người thợ xây nhà yến như chúng
tôi đã phải trải qua những gì. Đó là những áp lực về nguồn lực kinh tế, những
khó khăn từ thị trường, những mánh khóe từ đối thủ, rắc rối về nguồn nhân công,..và
hàng tá những áp lực không tên khác khiến chúng tôi không ít lần mệt mỏi muốn
buông bỏ và trong lòng tự nhủ rằng:
Hay
là bỏ công trình về nơi xóm nhỏ
Những đêm trăng mắc võng trước hiên nhà
Nghe giục giã dăm ba câu thương nhớ,
Xứ miệt vườn, những câu hát dân ca.
Thế nhưng, cho đến cuối cùng, cái TÂM của người
làm nghề xây dựng nhà yến CHÂN CHÍNH vẫn đủ lớn giúp chúng tôi xóa đi những lúc
tâm trạng chông chênh như thế để trụ lại với nghề như ngày hôm nay.
Nhưng lòng chót…lỡ mang nhiều hoài bão,
Góp cho đời thêm những tiếng chim ca.
Giờ đây, với những người đi làm nhà yến như chúng tôi thì việc xây nhà
nuôi yến không chỉ là nghề mà nó chính là cuộc sống, là những hoạt động hàng
ngày ăn vào máu thịt, là tâm huyết, là mồ hôi công sức, là những khoảnh khắc
chứa đựng bao vui- buồn, thậm chí có cả máu và nước mắt. Nó giống như một mảng
màu kí ức với đủ loại màu sắc, mà chắc chắn rằng suốt quãng thời gian sau này,
bất cứ khi nào chúng tôi nhìn lại, cũng đều rất trân trọng và hoàn toàn có
quyền tự hào rằng “Chúng tôi đã góp phần vào việc bảo tồn loài chim yến như thế”.
By Leica
Bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét